KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conChăm con bị ốm

Bị suy thận, suy tim vì thói quen của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ

Bị suy thận, suy tim vì thói quen của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ

Bị suy thận, suy tim vì thói quen của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ - các bậc phụ huynh cần chú trước khi quá muộn.
Có nhiều mẹ thiếu kiến thức về việc tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ tại nhà gây nên những biến chứng nguy hiểm như: ngộ độc thuốc, co giật, suy thận, suy tim, thậm chí tử vong…

Cách hạ sốt và dùng thuốc cho trẻ đúng cách:

Bác sĩ Tùng - BV. Nhi Đồng 2 chia sẻ thêm khi con sốt trước hết mẹ nên đo nhiệt độ, lau mát cho con bằng nước ấm. Ngay cả khi trẻ sốt cao giữa đêm mà uống thuốc không hạ nhiệt, cần đưa trẻ tới viện ngay để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm do sốt cao.

Trẻ bị sốt kèm đi ngoài phân lỏng thì tốt nhất nên dùng thuốc đường uống. Trẻ bị sốt nhưng không uống được thuốc, nôn nhiều thì nên dùng thuốc đặt hậu môn.

Để hạ sốt đạt được hiệu quả cao và nhanh cho trẻ thì ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nên kết hợp với chườm ấm, cho trẻ uống thêm
nước sôi để nguội, nước hoa quả, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều lần hơn, hoặc uống thêm Oresol theo chỉ dẫn….

Các mẹ cần cho bé nằm trong phòng thoáng khí, tăng cường dinh dưỡng, theo dõi nhiệt độ của trẻ 20 phút - 30 phút/1 lần.

Không nên dùng thuốc quá liều do có thể gây ngộ độc Acetaminophen biểu hiện như đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì…

Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bị các bệnh gan, tim, thận… mà không có hướng dẫn của bác sỹ.

Trường hợp phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có 1 trong số các triệu chứng sau:
+ Sốt cao > 40 °C, sốt liên tục không giảm trong vòng 24h.
+ Trẻ bị co giật, mệt li bì.
+ Nôn, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn.
+ Sốt kèm theo chảy mũi, khó thở, tím tái.

Cách hạ sốt cho bé sai cách

Hạ sốt bằng chườm đá lạnh hoặc dùng chanh xoa
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng sốt cho trẻ. Nếu bố mẹ không rõ nguyên nhân. Thay vì cho con uống thuốc các mẹ thường cho nước đá vào túi ni lông hoặc bọc vải rồi chườm cho trẻ. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị “bỏng lạnh”, gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài dẫn đến sốt cao hơn.

Ngoài ra, đá lạnh có thể khiến trẻ bị sưng phổi. Còn cách hạ nhiệt bằng việc dùng chanh xoa cho trẻ sẽ làm phỏng da hay hư da vì trong chanh có chứa a xít loãng. Nếu nặn chanh hay chất gì vào miệng khi trẻ sốt cao dễ gây sặc và tử vong ở trẻ.

Nên uống kháng sinh khi cảm sốt?
Kháng sinh không hề giúp giảm cảm sốt, ngược lại, thực ra nó còn làm cảm sốt tồi tệ hơn. Bạn chỉ nên uống kháng sinh nếu bạn bị nhiễm khuẩn nào đó, ví dụ vi khuẩn gây ra đau họng. Kháng sinh ngoài việc giết chết vi khuẩn gây bệnh còn giết cả những vi khuẩn có lợi trong bao tử, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra chứng đầy a xít.

Thuốc hạ sốt là thuốc dùng riêng để trị cảm sốt, những loại thường dùng nhất có những chất paracetamol, salicyclates như aspirin và các loại thuốc không chứa steroidal chống sưng viêm như ibuprofen, nabumetone.

Không cạo gió, cắt lể để nặn máu độc, hạ sốt cho trẻ
Cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ sốt.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Chăm con bị ốm
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp