KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conChăm con bị ốm

Viêm xoang sàng ở trẻ em

Viêm xoang sàng ở trẻ em

Viêm xoang không chỉ là căn bệnh ở người lớn như mọi người vẫn tưởng. trong đó, xoang sàng là chứng viêm xoang khá nguy hiểm và rất dễ mắc phải ở trẻ em, nhất là lúc chuyển mùa. 
Vì sao trẻ dễ mắc viêm xoang sàng?
Nguyên nhân khiến viêm xoang ở trẻ em gia tăng là do sức đề kháng yếu, sống trong môi trường ô nhiễm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi thất thường. Đặc biệt, bệnh xoang (xoang hàm, xoang sàng) thường hay gặp do biến chứng của viêm đường hô hấp, nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi. 

Xoang sàng nằm giữa hai hố mắt là xoang đầu tiên hình thành khi trẻ vừa mới sinh ra. Và phải đến 4 tuổi trở lên, các xoang khác (xoang hàm, xoang trán, xoang bướm) mới lần lượt được hình thành. Thế nên, trẻ dưới 4 tuổi chỉ mắc bệnh viêm xoang sàng.

Viêm xoang sàng ngày càng gặp nhiều ở trẻ em do đây là độ tuổi chưa nhiều khả năng miễn dịch cộng với môi trường ô nhiễm. Khi bị tấn công bởi vi sinh vật, virus hay vi khuẩn hoặc khi thay đổi thời tiết, trẻ rất dễ mắc phải các các đợt viêm mũi họng cấp và từ đó bội nhiễm vi khuẩn và trở thành viêm xoang.

Dấu hiệu nhận biết viêm xoang sàng
Khi bị viêm đường hô hấp trên đơn thuần, trẻ sẽ có dấu hiệu sổ mũi, ho, nóng sốt, quấy khóc. Chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là bệnh sẽ thuyên giảm sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên không chấm dứt và càng ngày nặng hơn thì cần phải lưu ý vì rất có khả năng trẻ đã bị viêm xoang. Đặc biệt là những trẻ bị viêm đường hô hấp nhiều lần trong một thời gian ngắn.

Những dấu hiệu cần lưu ý bao gồm: Bé có dấu hiệu viêm hô hấp và liên tục nóng sốt trong nhiều ngày không hạ nhiệt; Chảy nhiều nước mũi, mùi hôi, có màu vàng hoặc xanh; Bé thở khò khè, khạc ra đờm, đau và ngứa họng, có ho, nhất là về đêm do mũi chảy xuống họng; Khi bú, chỉ bú được từng hơi ngắn, không dài hơi được vì mũi bị tắc; Bé mệt mỏi, hay quấy khóc, không ngon giấc và sưng nề quanh mắt; Nếu từ 5 tuổi trở lên, trẻ có thể sẽ kêu đau đầu, buồn ngủ.

Cách điều trị
Không giống như người lớn, khi trẻ bị các chứng bệnh về xoang phải được đưa ngay đến bác sĩ, không được tự điều trị tại nhà vì có thể xuất hiện nhiều phản ứng phụ nguy hiểm. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bậc phụ huynh cũng cần phải có nhiều biện pháp trong chăm sóc để đạt hiệu quả chữa trị như: Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Cho bé ăn nhiều trái cây chứa vitamin A, C, vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc mũi, vừa tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt phải uống nước thường xuyên. 

Đặc biệt, cha mẹ phải phòng ngừa các yếu tố gây bệnh cho trẻ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ. Tập cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nhất là khi trẻ bị cảm lạnh. Khi ra đường phải đeo khẩu trang. Không để trẻ ở gần những người hút thuốc. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, khi thời tiết hanh khô nên có máy giữ ẩm.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Chăm con bị ốm
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982