KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conKinh nghiệm dạy con

Các phương pháp giúp bé nhanh biết nói

Các phương pháp giúp bé nhanh biết nói

Cha mẹ thường xuyên, tích cực nói chuyện với bé, hay chơi đùa với bé, bé sẽ mau chóng biết nói, nhưng nói chuyện thế nào để trẻ học theo nhanh chóng mà không bị ngọng thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là các phương pháp giúp trẻ mau biết nói mà các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Các nghiên cứu cho thấy bố mẹ hay chuyện nuôi dạy con thông minh. Hãy thử những cách đơn giản dưới đây để nuôi dưỡng kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

Sau nhiều tháng lắng nghe những tiếng ư, au của trẻ, sẽ là một khoảnh khắc hồi hộp khi con nói ra những từ đầu tiên – có thể là bố, mẹ hay bà…
Trong khi quá trình này là một phần tự nhiên của sự phát triển, trò chuyện với trẻ đúng cách từ khi bé sinh không chỉ giúp con học nói sớm mà còn cho phép bé làm chủ vốn từ vựng lớn hơn. Khả năng xử lý ngôn ngữ cũng như bất cứ kỹ năng nào khác của trẻ – càng được thực hành (bằng cách nghe từ và kết nối với nghĩa của từ) trẻ càng nói sớm và tốt. Anne Fernald, giám đốc Trung tâm nghiên cứu trẻ em tại Đại học Stanford ở Stanford, California (Mỹ) cho biết.

Thực tế, các chuyên gia tin rằng tăng cường trò chuyện với con là một trong những cách hiệu quả nhất để dành cho bé sự khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Nghiên cứu mang tính bước ngoặt của tiến sĩ Betty Hart và tiến sĩ Todd Risley công bố trong cuốn sách của họ cho thấy, những em bé trong các gia đình nói nhiều có chỉ số IQ cao hơn ở tuổi lên 3 và có kết quả kiểm tra tốt hơn đáng kể ở tuổi lên 9 so với những bé ở các gia đình ít nói.

Hãy dùng những mẹo dưới đây để trò chuyện với con:

Bắt đầu từ sớm
Trò chuyện với bé vừa chào đời có vẻ vô nghĩa, nhưng tai con bạn và phần não phản ứng với âm thanh đã được kích hoạt từ khi chưa sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ, càng nhiều từ bé sinh non nghe được khi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt, bé càng phản ứng nhiều hơn với âm thanh của mình. Điều này cho thấy trò chuyện với bé sinh non có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ. Cách này cũng có lợi với bất cứ trẻ nào. “Nói càng nhiều càng tốt cho bé. Bé hấp thụ nhiều hơn bạn nhận ra”, tác giả nghiên cứu tiến sĩ Melinda Caskey, giáo sư nhi khoa ở Đại học Brown (Mỹ) nói.

Để ý các tín hiệu
Khi bạn làm hàng loạt các việc như cho ăn, thay tã, dỗ con, rất dễ dàng để những câu chuyện nhỏ của bạn xoay quanh những thói quen của bé (chẳng hạn “Đã đến giờ đi ngủ rồi con yêu”…). Mặc dù điều này là hữu ích, những việc khác thậm chí còn giúp thúc đẩy nhiều hơn kỹ năng ngôn ngữ của bé. “Hãy để ý hướng nhìn của bé để xem cái gì làm bé hứng thú và đáp lại sự quan tâm của con”, tiến sĩ Kathryn Hirsh-Pasek, giám đốc phòng thực nghiệm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Đại học Temple ở Ambler, Pennsylvania (Mỹ) đề nghị.

Nếu con nhìn chằm chằm vào một vật cố định phát sáng hay cố với trái dâu tây trên đĩa của mẹ, hãy dành cho con những thông tin về các vật này. Bạn có thể sử dụng những từ dễ hiểu để mô tả các vật đó, hay màu sắc, kích thước và hương vị của chúng. Bạn cũng có thể nói chuyện với con về những việc mình đang làm (chẳng hạn: Mẹ nhặt đồ chơi của con lên vì chúng bị rơi xuống rồi…) và đọc những bài thơ ngắn có vần điệu.

Cùng xem sách với con
Trong những tháng đầu đời, đọc sách cho con nghe không phải là để bé hiểu cốt truyện hay những trải nghiệm trong đó. Khi bạn cùng xem sách với con, nói về những bức tranh theo bất cứ cách nào bạn thích, không cần phải gắn với câu chuyện (ví dụ: Nhìn con gấu đáng yêu này…). “Chạm và cảm nhận về sách là điều tuyệt vời với bé 6 tháng tuổi trở xuống, khi các giác quan là một công cụ chính. Những quyển sách hình không có chữ sẽ là thứ bạn có thể thả sức sáng tạo nên câu chuyện của chính mình”, tiến sĩ Amada J.Moreno, chuyên gia nghiên cứu về học tập của trẻ tại Đại học Denver chia sẻ.

Dù bạn chọn một cuốn sách nước ngoài hay một cuốn truyện yêu thích, đọc cho bé có thể truyền cảm hứng cho việc sử dụng vốn từ phong phú hơn và cung cấp các chủ đề thú vị mà bạn không thể tự nghĩ ra.

Tạo ra các cuộc hội thoại
Bé sẽ nhanh chóng tạo ra những “bài nói” một chiều, vì thế hãy dành cho con cơ hội để trả lời ngay từ khi bé chưa biết nói. Chẳng hạn, hỏi con “Con có thấy con chó kia không?”, khi bé đáp lại bằng những tiếng “gư gư…”, hãy nói “Đúng rồi, nó đang ăn bữa tối đấy”.). Tương tự như vậy, hãy trả lời con khi bé bập bẹ về thứ gì đó quan tâm. “Điều này sẽ dạy bé cách hội thoại và để con biết bạn rất quan tâm đến những gì bé nói”, tiến sĩ Hirsh-Pasek nói. Cách bạn trả lời con không cần phụ thuộc vào tuổi của bé. Bạn có thể bình luận về điều bé đang nhìn tới, nói thứ gì đó chung chung (chẳng hạn như “Nhìn cái miệng cười tươi này”), hay thậm chí nói điều gì đó không cần theo chủ đề (như Làm sao chúng mình có đâu để ăn đây).

Tắt Ti vi
Bạn có thể cho rằng bé hưởng lợi từ tất cả các dạng lời nói, nhưng dán mắt lên màn hình TV và nghe các bài hát, hội thoại phát ra từ nó thì thực sự có hại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington, ở Seattle (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. “Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn”, tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.

Bí quyết giúp bé nhanh biết nói
Bé nhanh mồm nhanh miệng bao giờ cũng năng động, tươi vui và ưa tìm tòi hơn những bé chậm biết nói. Và khi biết nói, bé thường vui vẻ với mọi người bởi đơn giản: điều bé muốn luôn được người lớn hiểu.

Nói chuyện liên tục với con
Dù lúc này bé mới bập bẹ thậm chí chưa nói được từ gì ngoài mấy tiếng “hú đơn sơ” thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng con. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua 1 cách duy nhất là lắng nghe mọi người nói chuyện với nhau.

Chị Hà My (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ: “Ngay hàng xóm nhà mình có con bé con 9 tháng tuổi đã bi bô, bập bẹ, được mẹ bé mách cách giúp bé nhanh nói, ngày nào mình cũng nói chuyện với con. Giao tiếp với con đôi khi giống như là độc thoại bởi lúc này bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít, phản ứng với các câu hỏi của mình thường bị chậm, nhưng mình tin chỉ cần nói chuyện nhiều, con sẽ nhanh biết nói!”.

Nhiều chị em cũng đồng tình với cách này: họ nói chuyện, hỏi han con liên tục. Ví dụ: “Con gấu ở gần tivi có xinh không con? Con có yêu mẹ không? Con hát mẹ nghe nói…”

Kể truyện cho con nghe trước khi đi ngủ
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đọc truyện cho trẻ. Ngoài việc giúp con đi vào giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn thì việc đọc truyện sẽ khiến bé được tiếp nhận nhiều từ vựng “hay ho” từ những cuốn truyện cổ tích.

Bé có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ và phát triển nhận thức tốt hơn hẳn những trẻ khác là bởi bố mẹ chúng thường xuyên đọc truyện cho nghe từ khi còn rất nhỏ.

Việc cha mẹ đọc truyện cho nghe khi chưa đến tuổi đi học cực kỳ có lợi, điều này sẽ giúp phát triển tốt kỹ năng ngôn ngữ cho bé.

Cho bé nghe nhạc
Trẻ em rất thích nghe nhạc, nhất là những bản nhạc vui vẻ, rộn ràng, bé thường chuyển động nhún nhẩy cùng âm nhạc. Khi ấy bé sẽ có khung hướng chú ý đến nhịp điệu tiết tấu của giai điệu đó. Và điều này rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của bé.

Gợi ý bé tham gia trò chơi
Bạn hãy lôi tất cả số đồ chơi và rủ rê bé chơi cùng. Bạn có thể “nhờ” vài bé hàng xóm tới chơi với con. Việc tham gia chơi nhóm sẽ giúp bé tự tin hơn, năng “mày mò” cách chơi với mọi người sao cho hợp lý hơn. Đây là một bí quyết nhiều chị em lựa chọn để phát triển ngôn ngữ cho con.

Không chê bai bé
Dù bé biết nói chậm, bạn nên kiên nhẫn, tích cực nói chuyện với con, không nên “dài mồm” chê bai trước mặt bé: “Ôi, Misu lúc nào cũng câm như hến ấy nhỉ!”, “Con nói gì đi chứ, từng này tháng tuổi rồi mà vẫn câm như thóc thế à?”

Xem tivi đúng cách
Chị Tú Ngọc (Phương Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Việc cho con xem tivi vô tội vạ là cách ngăn bé biết nói sớm. Việc giao tiếp một chiều với cái tivi khiến bé ngại nói vì thế khi bé Bi dưới 2 tuổi, mình chẳng cho con xem tivi. Chỉ khi bé trên 2 tuổi mình mới cho con xem ca nhạc, phim hoạt hình nhưng xem có giới hạn giờ giấc”.

Tuy nhiên, nhiều chị em khác lại cho rằng, dù cho bé xem tivi sớm nhưng không “lạm dụng”, xem có chừng mực, bên cạnh đó vừa xem, mẹ vừa ngồi cạnh “kể lể” với bé những gì vừa diễn ra trên tivi cũng là một cách hay để bé nhanh biết nói.

Năng đưa bé tới những khu vui chơi công cộng
Những chuyến đi ngắn tới vườn bách thú, bách thảo, bảo tàng, khu công viên dành cho trẻ con… sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Hơn nữa, ngoài việc khiến bé đỡ nhát, những hoạt động bổ ích này cũng giúp con nhận biết chính xác tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động cho cuộc sống sau này.

Chỉ và gợi ý cho bé
Có thể là những đồ vật trong nhà, hoặc có thể bạn khuôn về một vài thứ đồ vật nho nhỏ từ đâu đó. Bạn đọc tên đồ vật cho bé nghe vài lần. Sau đó, bạn hỏi lại: “Cái đó là cái nào?” và hướng dẫn bé mang tới cho bạn. Lúc này trí nhớ của bé phải vận động để nhớ lời mẹ dặn. Đây là cách hay để bạn giúp con nhớ và học từ mới.

Hát cho bé nghe
Bạn có thể hát cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, vè, thậm chí là đọc ca dao, tục ngữ, thơ… Bạn hãy yên tâm rằng, điều này sẽ khiến bé rất thích thú. Mỗi bài hát, bài thơ bạn nên “tua đi tua lại” vài lần trong vài hôm. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên để bé ghi nhớ những lời mà bé yêu thích, từ đó, con sẽ rất nhanh hát theo.

Bí quyết dạy con biết nói từ tháng thứ… 7
Đến thăm nhà vợ chồng Thùy Dương – Ngọc Ánh, ai cũng phải ngạc nhiên bởi khả năng nói sõi của bé Soju.
Tuy mới bước sang tháng thứ 22, bé Soju đã có thể hát được rất nhiều bài hát, bài đồng dao, vè, thơ. Nhà anh chị luôn đầy ắp tiếng cười bởi những câu nói lúc hồn nhiên lúc lại như bà cụ non của bé Soju.

Hạnh phúc khi con gọi: “Mệ”

Chào Thùy Dương, được biết bé nhà bạn đã bập bẹ gọi ba mẹ từ tháng thứ 5?

Đúng vậy, trộm vía bé nhà mình biết gọi bố gọi mẹ sớm lắm. Bé gọi “mệ ơi” chứ lúc đó chưa gọi mẹ được đâu (cười).

Mình không biết diễn tả cảm giác đó thế nào nữa. Lúc ấy, mình thấy lâng lâng khó tả, hạnh phúc vô bờ bến. Ngày đầu tiên con cất tiếng gọi “mệ ơi” cái miệng xinh xinh thật đáng yêu. Cho đến bây giờ dù con đã nói được bô lô ba la biết bao cái rồi nhưng mình vẫn thấy tiếng gọi “mệ ơi” lúc đó đáng yêu nhất.

Dù vợ chồng mình có mệt mỏi tới đâu nhưng cứ khi về đến nhà, nghe thấy giọng của Soju thì mọi ưu phiền đều tan biến.

Thế rồi ngày đó đã đến khi bé được gần 7 tháng, chồng mình vô cùng xúc động và thấy thực sự hạnh phúc, tự hào khi nghe bé gọi: “Bố Ánh ơi”.
Cái cảm giác lần đầu tiên bé gọi “Bố Ánh ơi!” nghe sao mà tình cảm, đáng yêu thế, tự hào và hạnh phúc đến thế. Mình cũng không biết phải diễn tả thế nào.

Chồng mình bảo: “Có lẽ cũng không có từ ngữ nào có thể đủ để diễn tả hết được cảm xúc dâng trào, lâng lâng khi con cất tiếng gọi: “Bố Ánh ơi!”. Lạ lắm…! Mà chắc chỉ có những người làm cha, làm mẹ khi nghe con gọi mới hiểu được thôi”.

Bây giờ mỗi sáng đi làm con đều chạy ra đòi theo và cất tiếng chào: “Bye bye bố Ánh”. Ngày hôm đó, chồng mình còn tâm sự rằng: “Thấy công việc của mình đều may mắn và thuận lợi đến lạ kỳ”.

Khi sinh bé, vợ chồng mình rất mong nghe được những tiếng gọi mẹ, gọi bố đầu tiên và từ đó mình luôn cố gắng hướng dẫn để bé mau nói. Thêm vào đó, bố mình bảo rằng, hồi còn nhỏ mình biết nói rất sớm nên có lẽ bé cũng “bắt chước” mẹ (cười).

“Phụ đề” để con biết nói sớm hơn

Vậy Dương đã có bí quyết gì?

Theo mình, bé đã có thể cảm nhận được những cử chỉ yêu thương và những lời trìu mến của mẹ ngay từ khi còn trong bào thai. Vì thế, ngay từ khi bé đang nằm ngoan ngoãn trong bụng mẹ, vợ chồng mình đã năng trò chuyện với bé. Sau khi Soju chào đời, mình cũng không quên nhiệm vụ đó.

Ngay từ khi bé biết “ê a” lần đầu, mình rất hay bắt chuyện với con bằng niềm thích thú. Mình luôn trao đổi lại những âm thanh ngọt ngào mà bé vừa tạo ra. Bên cạnh đó, mình cũng hỏi lại và bé cũng rất “mau miệng” đáp lời mẹ. Bất cứ hành động nào của con, mình cũng đều “phụ đề” lại hết.
Ví dụ, khi tắm cho bé, mình vừa xoa sữa tắm lên người con vừa nói: “Kỳ cọ cái chân này, rửa tay này, nách thúi đâu?”.

Rồi những lúc cho ăn mình cũng hay trêu bé như: “Miệng xinh nào, ‘ầm’ một miếng nhé”.

Khi còn bé xíu, bé hay thể hiện ý muốn của mình qua vài từ ê a và mình luôn khuyến khích bé nói. Ví dụ, bé chỉ tay về hướng quả bóng, mình đáp lại con rằng: “À, Soju muốn bóng đúng không, ạ mẹ đi, mẹ cho bóng nào”.

Từ việc kể cho bé nghe chuyện mẹ đang thay tã đến việc để bé biết những bước chân vội vã của mẹ là vì đang chuẩn bị bữa ăn cho bé… Mình luôn “công khai” những hành động của mình với bé như thế, điều này tuy nhỏ nhưng tạo ra hiệu quả lớn, giúp bé hiểu được những gì mẹ nói ra và những gì mẹ đang làm.

Bố mẹ và Soju ngầm hiểu với nhau rằng giao tiếp là cho đi và nhận lại… Bé nhà mình được cái rất hay để ý, ban đầu mình hát cho con nghe những bài đơn giản, bé để ý miệng mẹ và cũng bập bẹ phát âm theo.

Ví dụ bài hát Cháu đi mẫu giáo, mình hát 1 câu: Cháu lên 3, thì con hát tiếp cháu đi mẫu giáo nhé, mẹ hát Cô yêu cháu vì… con lại hát tiếp: cháu không khóc nhè nhé. Thế là, bài gì cũng vậy, hai mẹ con mình đều song ca.

Mình rất hay hát cho con nghe lặp đi lặp lại 1 bài hát trong vài ngày. Với mình, điều này sẽ khiến bé quen tai với bài hát đó hơn. Soju nhà mình quan tâm đến sách sớm hơn vợ chồng mình tưởng. Mình mua rất nhiều truyện cổ tích dạng tranh về kể cho con nghe mỗi tối.

Thế nên chỉ sau vài tháng, bé nhà mình đã tự kể lại cho cả nhà nghe rồi. Rồi có lần bố bị ngắc ngứ khi đang hát dở bài nu na nu nống, thế là Soju ra “cứu trợ” bố luôn.

Mình nghĩ mỗi ngày dành thời gian kể chuyện cho bé, bé sẽ dần dần xây dựng được một “ngân hàng” từ vựng, mỗi ngày một ít, mỗi ngày một ít.
Nhiều người nói cho con xem tivi nhiều là chậm nói. Dương nghĩ sao về vấn đề này?

Mình không khuyến khích Soju xem và dường như bé cũng không thích xem tivi. Mình nghĩ, để bé nói sớm thì cần phải có người thân giao tiếp chứ truyền hình không thể thay thế được.

Bởi khi bé xem truyền hình nhiều thì sẽ chỉ có thông tin một chiều. Có thể trẻ vẫn nghe hiểu tốt nhưng không có phản xạ ngược lại và lâu dần sẽ làm chậm nói. Mình nghĩ đó ý kiến đó không phải là không có cơ sở.

Khi bé phát âm chưa chuẩn, mẹ Dương làm gì?

Hồi trước, bé Soju thi thoảng phát âm chưa chuẩn như “con chó” thành “con tó”. Những lúc ý, mình thấy buồn cười ghê lắm. Trước tiên mình chỉ cho bé cách phát âm đúng: nhìn miệng của mẹ khi phát âm.

Rồi kết hợp với chỉnh và nhắc là biện pháp thưởng, phạt. Khi bé chỉnh thành công, mình sẽ khen ngợi, âu yếm, phạt là mình sẽ giả vờ không nghe thấy bé nói gì và khuyến khích bé nhắc lại.

Cảm ơn Thùy Dương đã chia sẻ với các mẹ một bí quyết hay. Chúc bé Soju hay ăn chóng lớn!

Mẹo nhỏ giúp con nhanh biết nói
Ở giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết học nói. Việc kích thích khả năng ngôn ngữ của con là rất quan trọng để giúp con nhanh biết nói.
Bé Nấm nhà chị Hạnh năm nay được 1 tuổi rưỡi. Hàng ngày ở nhà, Nấm rất thích nghe các bài hát của ca sĩ Xuân Mai và bi bô ú ớ theo giai điệu của bài hát. Mẹ Nấm phát hiện ra rằng việc cho Nấm nghe nhạc và thường xuyên giao tiếp có thể giúp Nấm nhanh biết nói.

Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 1 tuổi
Trẻ có thể nói được từ 3 – 4 âm đơn, khả năng phát âm còn ngọng và không được rõ ràng.
Có thể nghe và hiểu được các yêu cầu đơn giản của người lớn, như chỉ vào tai, mắt hoặc mũi.

Những biểu hiện ngôn ngữ trẻ có thể làm được khi 2 tuổi
Trẻ có thể nói được hơn 50 từ.
Biết sử dụng đại từ nhân xưng chỉ bản thân và người đối diện.
Có thể nói rõ ràng các từ có hai âm tiết.
Có thể hiểu được lời nói của người lớn.
Những mẹo nhỏ giúp trẻ nhanh biết nói
Cho dù trẻ phát âm có rõ ràng hay không, người lớn cũng nên khích lệ và cổ vũ để trẻ bạo dạn hơn.
Người lớn có thể dạy trẻ nhanh biết nói bằng cách đưa ra một vật và nói về màu sắc, hình dáng cũng như kích cỡ của đồ vật. Nhắc đi nhắc lại nhiều lần và yêu cầu trẻ nói lại chính xác những gì được nghe.
Khuyến khích trẻ gọi tên những người thường ngày hay ở bên trẻ.

Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.
Động viên, khích lệ trẻ sử dụng ngôn ngữ để biểu thị mong muốn và yêu cầu của mình.
Dạy con cách nói: “Cảm ơn, xin chào, tạm biệt…” một cách thường xuyên trong những tình huống cụ thể.
Yêu cầu trẻ trả lời khi được hỏi.
Khuyến khích trẻ hát. Dù trẻ hát những bài hát có ca từ chưa được rõ ràng thì người lớn vẫn nên động viên và cổ vũ trẻ.
Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn bè cùng lứa càng nhiều càng tốt.

Lưu ý: Nếu phát hiện thấy con có những biểu hiện bất thường về tai và thính giác, cha mẹ nên đưa con đi khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số cách giúp trẻ mau biết nói mà không bị nói ngọng mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo để giúp con mình mau biết nói hơn đấy.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Kinh nghiệm dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982