KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conKinh nghiệm dạy con

Những kỹ năng cần thiết, bố mẹ phải dạy trẻ

Những kỹ năng cần thiết, bố mẹ phải dạy trẻ

Trước những thông tin trẻ em bị bắt cóc ngày càng nhiều, phụ huynh cần phải trang bị những kiến thức này để giúp trẻ thoát khỏi tay kẻ xấu.
Dưới đây là những kỹ năng bố mẹ nhất định phải dạy cho con trẻ phòng vệ:

1. Hét thật to khi cảm thấy không an toàn
Khi bị bắt cóc, cách kêu cứu đơn giản và dễ làm nhất là hét thật to. Tiếng hét là động lực giúp con trẻ vùng dậy mạnh mẽ để thoát khỏi tay kẻ xấu.
Bố mẹ nên tập cho trẻ hét to từ “bắt cóc” và “cháy nhà”. Cả hai từ này đều có tác dụng cầu cứu và gây sự chú ý với mọi người đồng thời khiến kẻ tấn công sẽ bị phân tán tâm lý, lúc này bé sẽ dễ dàng vùng chạy thoát thân.

Trong các trò chơi, bạn nên lồng ghép việc hô khẩu hiệu khi chơi đùa cùng con, cách này sẽ giúp bé dễ dàng rèn luyện phản xạ và tăng cường ý thức đề phòng kẻ xấu.

Khi bị bắt cóc, cách kêu cứu đơn giản và dễ làm nhất là hét thật to "cướp" và "cháy nhà"

2. Bình tĩnh xử lí khi bị lạc
Bố mẹ hãy cho con học thuộc những thông tin liên lạc như số điện thoại, địa chỉ nhà, trường mẫu giáo… Phòng khi bé đi lạc, hãy chỉ cho con chạy đến những khu vực có bảo vệ, công an, họ sẽ là người giúp con tìm thấy bạn.

Giúp con nhận biết đồng phục của bảo vệ, quản lý và những vị trí họ thường canh gác ở các siêu thị, cửa hàng, hay các trạm gác trên đường… Khi bé nhận dạng được đặc điểm của những người an toàn, chúng sẽ liên lạc với họ để nhận sự giúp đỡ.

Cẩn thận hơn, khi đi xa hoặc đến nơi đông người, bạn nên viết sẵn một mẩu giấy ghi đầy đủ thông tin liên hệ bỏ vào trong áo hoặc quần con trẻ, phòng khi chúng đi lạc. Nhớ dặn dò trẻ không được tùy tiện đưa thông tin cho kẻ lạ, chỉ đưa cho những người “an toàn” mà bố mẹ đã hướng dẫn. 
Bố mẹ hãy cho con học thuộc những thông tin liên lạc như số điện thoại, địa chỉ nhà, trường mẫu giáo… 

3. Cùng con xem các video về bắt cóc
Ngoài việc nhận diện những người tốt, bố mẹ hãy cho trẻ nhận diện những người xấu có thể làm hại chúng. Cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng những tình huống bắt cóc khi trẻ ở một mình. Bạn hãy phân tích động cơ bắt cóc và ý đồ của chúng để trẻ hiểu rõ và cảnh giác cao độ.

Cảnh báo con trẻ tránh xa các đối tượng có bề ngoài bặm trợn, những người lạ mà chúng chưa từng gặp. Bố mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của con trẻ, để chúng hình thành ý thức phòng vệ cho bản thân khi những tình huống tương tự có thể xảy ra.

4. Dạy con cách từ chối những món quà
Kẻ bắt cóc thường dùng các món quà hấp dẫn để dụ dỗ trẻ. Do đó, bạn hãy dạy con cách từ chối những món quà của người lạ và tránh xa họ ngay lập tức.

Hãy nói với con rằng, những người chưa bao giờ gặp mặt, có thái độ ngọt ngào và dụ dỗ thường là người xấu, họ có thể làm hại con khi bố mẹ không có ở bên cạnh.

Những món quà đó thường có thuốc mê, khiến con trẻ mất lí trí khi ngửi hoặc ăn phải và chúng rất nguy hiểm. Các món quà kẻ bắt cóc thường dùng là bánh kẹo, đồ chơi… chúng sẽ hứa hẹn đưa con đi đâu đó hay tìm gặp bố mẹ. Nếu người lạ quá tốt, con trẻ tuyệt đối không được tin tưởng và làm theo ý đồ của chúng.

Bạn hãy dạy con từ chối những món quà của người lạ và tránh xa họ ngay lập tức

5. Dạy cho con về “người lạ an toàn”
Có những người không quen biết nhưng đáng tin và có thể nhờ họ giúp đỡ như cảnh sát giao thông, bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị… Vì vậy, khi gặp nguy hiểm, trẻ nên nhờ họ giúp đỡ và liên lạc với gia đình.
 
6. Cảnh giác với những lời gạ gẫm nhờ giúp đỡ
Ngoài việc dạy con trẻ biết thương yêu và giúp đỡ mọi người, bố mẹ nên dạy con cảnh giác trước những chiêu trò của kẻ xấu. Bọn bắt cóc thường giả danh người khốn khổ cần được giúp đỡ, lôi kéo trẻ ra khỏi vòng an toàn để thực hiện hành vi bắt cóc.

Những lúc này, bạn nên giải thích với con rằng, nếu người đó thật sự cần được giúp đỡ, họ sẽ tìm đến những người lớn hơn, chứ không phải trẻ em.

Những kẻ bắt cóc thường sử dụng chung những thông tin dẫn dụ trẻ như sau:
- Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn ở đằng kia, cô/chú đưa con tới đó ngay bây giờ, nếu không bố mẹ con sẽ rất nguy hiểm.
- Mẹ gửi cho con một món quà, cô để trong xe, con đến lấy nhé.
- Bà cụ kia bị gãy tay, con giúp cô một tay nhé.
- Bạn kia muốn gặp con, nhờ cô dẫn con đến đó.
- Con cún của chú đi lạc, con tìm nó giúp chú nhé.

Nếu ai đó nói với trẻ điều này, họ đều là người xấu và bé cần tránh xa họ càng nhanh càng tốt.

Hãy dạy trẻ cách ứng xử trong những tình huống này như: “Cháu không quen cô/chú, bố mẹ cháu ở gần đây, họ sẽ đến ngay” hoặc "chú công an sắp đến rồi đấy"… 

7. Đối phó khi trẻ bị tấn công ngay cả khi có mặt phụ huynh
Trong trường hợp, bọn bắt cóc xuất hiện và tấn công trẻ ngay cả khi người lớn ở bên cạnh. Lúc này, bạn và con hãy hô to “cướp”, để mọi người chú ý và tìm cách giúp đỡ. Đừng hô “cứu với” vì những từ ngữ này không đáng tin, mọi người sẽ nghĩ bạn đang nô đùa cùng con trẻ.

Nếu bọn bắt cóc táo tợn, dành được trẻ và dùng dao uy hiếp, bạn hãy nhìn thật kỹ gương mặt, xe và biển số xe… để trình báo công an ngay lập tức. Lúc này, cơ hội tìm được con trẻ sẽ khả quan hơn.

Những tình huống này có thể ập đến với con trẻ bất cứ lúc nào. Do đó, rèn luyện những kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ, sẽ giúp trẻ ý thức hơn về những nguy hiểm xung quanh mình để phòng tránh và tự bảo vệ bản thân khi không có bố mẹ ở bên.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Kinh nghiệm dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982