KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conKinh nghiệm dạy con

Cách dạy con tuyệt đối không nói dối nữa

Cách dạy con tuyệt đối không nói dối nữa

Nối dối là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Ngoài việc chúng sợ bị bố mẹ quát mắng do những lỗi lầm gây ra thì bố mẹ cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì việc này.
Trong quá trình dạy dỗ con cái thì việc làm chúng ta luôn đau đầu đó là trẻ rất hay nói dối. Thực ra, hầu như đứa trẻ nào cũng đã từng nói dối, thậm chí đến cả bản thân chúng ta hồi nhỏ cũng vậy. Nhưng làm sao để dạy trẻ không bao giờ nói dối nữa một cách hiệu quả nhất?

Đầu tiên phải tìm hiểu nguyên nhân, tại sao trẻ lại nói dối?
Nhầm lần giữa tưởng tượng và thực tế
Sự việc này thường xảy ra ở khoảng từ 2 - 4 tuổi. Ví dụ như một cô bé khi đi trên phố nhìn thấy một con búp bê xinh đẹp mặc váy hồng, cô bé đã về nói với bạn bè rằng: mẹ đã mua cho mình một cô búp bê xinh đẹp mặc váy hồng, nhưng trên thực tế cô bé chưa bao giờ có con búp bê đó cả. Dần dần đến 4, 5 tuổi thì đứa trẻ đã dần lạc sang nhiều chiều hướng tiêu cực khác, tinh vi và khó phát hiện hơn. Nó là một bước đệm hoàn hảo khiến trẻ trở thành những đứa bé rất hay nói dối nếu cha mẹ không hiểu và quan sát kĩ.

Sợ sự trừng phạt
Cha mẹ thường hay có thái độ rất nghiêm khắc với trẻ mỗi khi chúng làm sai một điều gì đó. Và sự trừng phạt đó sẽ trở thành nỗi ám ảnh đối với trẻ nhỏ. Những đứa bé sẽ tìm mọi cách để thoát khỏi sự trừng phạt đó, mà điển hình ở đây là nói dối. Và một khi đứa bé đã thoát khỏi sự trừng phạt của cha mẹ bằng cách nói dối sự việc thì nó sẽ hình thành lối mòn, khiến chúng luôn luôn nghĩ theo chiều hướng đó mỗi khi xảy ra chuyện gì. Đó là kinh nghiệm chúng tích lũy được, hiểu được và ngày càng nói dối tinh vi hơn.

Thường thì một vài lần đầu tiên, cha mẹ luôn luôn là người phát hiện ra việc nói dối của trẻ, nhưng hãy để ý đến ánh mắt và thái độ của mình, đừng khiến trẻ sợ với thái độ quá nghiêm khắc.

Cách dạy trẻ không nói dối
Cho con thấy rằng nói dối là vô đạo đức
Cha mẹ thường rất sai lầm trong cách dạy con khi khiến chúng nghĩ rằng nói dối là một chuyện rất bình thường. Cha mẹ hãy nói với con rằng con sẽ làm tổn thương một ai đó khi con nói dối. Hãy kể cho con nghe một câu chuyện nào đó có nội dung xoay việc quanh ảnh hưởng xấu khi lừa dối người khác để con tự cảm nhận như thế nào xấu, từ đó trẻ sẽ nhận ra rằng nói dối sẽ làm tổn thương người khác và tránh làm điều đó.

Không hứa với con những điều mình không thể thực hiện
Không bao giờ hứa với con điều gì mà không thực hiện. Nếu bạn hứa với bé rằng, con phải thực hiện cái này, mẹ sẽ thưởng cái kia. Tốt nhất hãy suy nghĩ khả năng thực hiện trước khi nói với trẻ điều đó. Điều này sẽ tạo cho con một thói quen kỷ luật từ những hành động và lời nói của bạn.

Không quát mắng, gay gắt khi trẻ nói dối
Một khi trẻ có ý định nói dối thì chúng luôn có một lí do nào đó để ngụy biện cho lỗi lầm của mình. Vì vậy, nếu bạn chỉ ra lỗi của con thì chúng sẽ sử dụng những lí do đã có sẵn để đối phó. Mặt khác, nếu bạn ra sức chỉ trích sẽ làm trẻ chống đối nhiều hơn.

Cách làm tốt nhất là thay vì chỉ trích, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo. Nếu con gây ra lỗi, thử trò chuyện với con về hậu quả của nó. Nếu phát hiện một lần con nói dối, cũng nên chỉ ra những lời nói dối gây tổn thương bạn và để lại hệ quả thế nào.

Ủng hộ sự trung thực
Nếu con có bất kỳ một hành động trung thực nào, đừng quên khen ngợi và ủng hộ bé. Đương nhiên khi được ngợi khen, bé sẽ hứng khởi hơn và tiếp tục có những suy nghĩ cũng như hành động tích cực.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Kinh nghiệm dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp