KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conKinh nghiệm dạy con

Những câu nói cha mẹ không nên dùng với trẻ

Những câu nói cha mẹ không nên dùng với trẻ

Những câu nói của cha mẹ không thực sự hữu ích, thậm chí đôi lúc gây tổn thương. Sau đây là 14 câu nói cha mẹ không nên dùng với trẻ

“Quá chậm chạp”

Bạn đang phải chịu áp lực để đáp ứng thời hạn cuối cùng cho việc ra khỏi nhà đúng thời gian. Đứa trẻ của bạn tỏ ra chậm chạp, lề mề và không thực sự sẵn dàng. Theo các chuyên gia về nuôi dạy con cái, câu nói trên sẽ tạo áp lực không cần thiết cho con trẻ.

Sẽ tốt hơn khi bạn nói với con rằng con cần phải nhanh chóng đi giày vào chân. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức thời gian hơn. Hoặc bạn có thể thử một cách khác bằng việc nói một câu đơn giản: “Nhanh lên nào con!”
 

“Mẹ quá béo rồi”

Trẻ em không cần phải nghe tất cả những ám ảnh về hình dáng cơ thể của riêng bạn. Nếu chúng phải nghe những lời này, chúng có thể trở nên quá ý thức về hình dáng của mình và bị ám ảnh, đặc biệt khi chúng đang mũm mĩm hoặc quá gầy.

Bạn hãy nói về việc ăn uống lành mạnh và lý do tại sao cần phải ăn những thực phẩm ấy. Tránh nói rằng các loại thực phẩm này làm cho bạn béo. Hãy thử nói câu như: “Chúng ta đang ăn rau xanh vì rau thực sự rất tốt cho sức khỏe.”
 

“Đừng nói chuyện với người lạ”

Nếu bạn nói với con về điều này mọi lúc mọi nơi, đứa trẻ sẽ lớn lên trong sự sợ hãi và nghi ngờ. Trẻ em sẽ phải cần được tiếp xúc với một vài rủi ro và tìm hiểu làm thế nào để đối phó với nó. Sẽ tốt hơn khi bạn dạy trẻ rằng hầu hết mọi người, ngay cả những người lạ có thể tin cậy được.

Con trẻ có thể tin tưởng ở cảnh sát, cán bộ thư viện và ở những người khác ở nơi công cộng. Bạn nên cảnh báo trẻ về hành vi đáng ngờ nào đó, cần có tinh thần cảnh giác thay vì nói người lạ chung chung. Cảnh báo trẻ về những người hỏi về sự giúp đỡ nào đó. Bạn có thể đưa ra tình huống và xem con ứng xử như thế nào. Những tình huống thực hành sẽ hữu ích cho trẻ rất nhiều.
 

“Không được ăn kem nếu con chưa ăn xong rau chân vịt”

Bạn không nên dùng lời nói đe dọa hay “mua chuộc” con vào giờ ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thưởng thức đồ ăn của tất cả mọi người. Nhiều phụ huynh lo lắng về một số thực phẩm có thể dẫn đến rối loạn ăn uống. Theo các chuyên gia, bạn hãy phân tích cho trẻ lợi ích của thực phẩm và nhấn mạnh rằng nó có mùi vị thực sự tốt tương tự như thực phẩm, đồ ăn vặt mà bé đang thích.
 

“Hãy sử dụng từ ngữ”

Câu nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không hài lòng. Có lẽ vẫn còn quá sớm để bạn mong đợi trẻ nhớ tất cả những từ mà bạn đã dạy cho con. Các chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất để dạy từ mới cho trẻ là cha mẹ nên thường xuyên đọc sách cho trẻ.Điều này còn giúp bé biết cách sử dụng những từ mới hoặc từ khó, giúp bạn gắn kết với con nhiều hơn. Nếu không, trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cuộc sống ở nhà là một kỳ thi dài.
 

“Đừng làm đổ sữa”

Đây là một mệnh lệnh tiêu cực giống như nói: “Không được chạy” hoặc “Đừng chạm vào lò nướng”. Điều này sẽ khiến trẻ hiểu sai vấn đề và có thể vẫn hành động trái ngược với lời răn đe của cha mẹ. Bạn hãy nói một câu khác có nghĩa tốt hơn như: “Con hãy cẩn thận với ly sữa” hoặc “Hãy tránh xa khỏi lò nướng”.
 

“Hãy để mẹ giúp”

Nếu bạn nói và làm điều này thường xuyên, con bạn sẽ không bao giờ có thể giải quyết vấn đề của riêng mình. Việc bạn luôn giúp đỡ trẻ sẽ phá đi sự độc lập của trẻ và thậm chí gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Chúng sẽ không bao giờ phát triển được sự kiên cường, kiên nhẫn và kỹ năng xây dựng vấn đề. Sẽ tốt hơn nếu bạn đưa ra câu hỏi hướng dẫn hay góp ý cho trẻ. Con bạn sẽ cố gắng để tự mình giải quyết vấn đề hơn.
 

“Con có thể khóc cả đêm”

Thái độ cay nghiệt này sẽ gây tổn hại đến trẻ vì chúng không có cách nào để thấy được sự thoải mái hay tình cảm của mẹ. Nhiều cha mẹ tin rằng việc có lập trường cứng rắn sẽ làm cho đứa trẻ độc lập hơn. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học cha mẹ nên nhẹ nhàng chăm sóc trẻ kịp thời, có thể đọc một câu chuyện hay nhắc lại một vần điệu quen thuộc nào đó cho trẻ để chúng luôn cảm nhận được sự yêu thương và an toàn, không cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ.


“Một đứa trẻ thông minh có nghĩa là”

Điều này không đủ khuyến khích trẻ phát triển sự tự tin và lòng tự trọng của mình. Câu nói này không thực sự nói lên việc trẻ cần làm gì để đạt được những mục đích nhất định. Cách nói tốt nhất là ca ngợi những nỗ lực và những kế hoạch của trẻ sẽ thực hiện tới đây.
 

“Con của mẹ không sao”

Nếu đứa trẻ của bạn đang bị tổn thương và khóc, bạn nghĩ rằng câu nói trên sẽ làm bé yên tâm hơn. Tuy nhiền điều đó là chưa đủ đối với trường hợp trẻ đang bị sốc và cần sự hỗ trợ. Bạn có thể đưa cho bé sự hỗ trợ cần thiết và dành một nụ hôn để con cảm thấy tốt hơn.
 

“Con nên làm tấm gương tốt cho em minh”

Vấn đề ở đây là những đứa trẻ lớn hơn có một chút ghen tị với tất cả sự chú ý của cha mẹ dành cho người em. Điều này có thể dẫn đến hành vi xấu hoăc gây khó khăn. Thay vì chỉ trích, bạn có thể ca ngợi hành vi thông thường của đứa trẻ. Bạn có thể nói: “Con biết đấy, em trai con thấy con là một hình mẫu tốt.”
 

“Đừng lo lắng, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến con cả”

Khi lũ trẻ xem những bi kịch quốc gia, chiến tranh và khủng bố trên truyền hình, trẻ tự nhiên trở nên lo lắng và cáu kỉnh. Câu nói có thể là một ý tưởng tốt để hạn chế trẻ tiếp xúc với các sự kiện như vậy nhưng điều đó cũng không hoàn toàn đúng đắn. Cha mẹ nên nói về những phương pháp an toàn hoặc những kế hoạch khẩn cấp được đưa ra.

Bạn có thể nói: “Bố mẹ sẽ luôn ở bên giữ cho con được an toàn vì vậy đừng băn khoăn”.
 

“Đừng khóc”

Nếu con bạn đang khó chịu về cái chết của con vật cưng hay một bi kịch nào đó thì lời nói này không thực sự hữu ích. Bạn sẽ có một cách tiếp cận tốt hơn là giúp đỡ trẻ giải tỏa nỗi buồn đó. Bạn có thể nói là: “Việc khóc khi ai đó mất đi là điều bình thường. Hãy để mẹ ôm con một cái”.


“Nếu con không dọn sạch phòng, con sẽ bị phạt”

Nếu cho mẹ sử dụng những câu nói mang tính đe dọa, cảnh báo ở trên sẽ gây nên sự thù địch và đứa trẻ không cảm thấy hạnh phúc một chút nào. Nó sẽ tốt hơn khi bạn thay bằng từ “Khi nào”, như: “Khi nào con dọn sạch phòng của mình, con có thể đi ra ngoài chơi hoặc xem TV”.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Kinh nghiệm dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982