KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conKinh nghiệm dạy con

Phương pháp nuôi dạy con bố mẹ nào cũng nên áp dụng

Phương pháp nuôi dạy con bố mẹ nào cũng nên áp dụng

Nuôi dạy con là một công việc khó khăn. Cho dù các bậc phụ huynh cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì đôi khi mọi thứ lệch khỏi tầm kiểm soát sẽ là điều không tránh khỏi.
Trẻ được dạy dỗ tốt khi trưởng thành sẽ độc lập, tự tin và chững chạc, biết yêu thương và đóng góp cho xã hội. Ngược lại nếu bố mẹ giáo dục con sai cách, không làm gương cho trẻ thì sau  này con cũng dễ nhiễm các thói hư tật xấu.

Thông thường, cải thiện bản thân là cách tốt nhất mà bố mẹ có thể làm để trẻ noi theo. Bố mẹ cần chắc chắn rằng bản thân thực hành nghiêm túc những gì mình rao giảng với con trẻ. Nếu bố mẹ không giỏi xử lý cảm xúc của mình thì không thể mong đợi các con giỏi xử lý chúng.

Dưới đây là 10 bí quyết mà mỗi  bậc phụ huynh đều nên biết để cải thiện bản thân - vì lợi ích của con, đồng thời cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái.

Chăm sóc bản thân
Hãy hạnh phúc, hài lòng và kiên nhẫn trong cuộc sống. Hãy ngủ ngon giấc để khi tỉnh dậy sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong việc nuôi dạy con cái. Ăn kiêng và ăn uống lành mạnh. Rửa sạch tâm trí của ra khỏi tất cả các tiêu cực và truyền đạt tiếng nói tích cực trong đó. Hãy tự chữa bệnh cho mình nếu bố mẹ bị bệnh.

Chấp nhận bản thân
Hãy học cách yêu và chấp nhận bản thân mình. Bằng cách này, bố mẹ sẽ truyền được năng lượng tích cực và tình yêu thương cho con cái. Ngoài ra, cuộc sống sẽ được trở nên tươi sáng hơn.

Giúp con phát triển trong môi trường lành mạnh
Bố mẹ hãy chắc chắn rằng các con được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tiêu cực sẽ có sự phát triển lệch lạc cả về thể chất và tinh thần.

Kết nối với con
Ngày nay, những người sống dưới cùng một mái nhà đôi khi có thể là người lạ. Bố mẹ đừng để cuộc sống của mình trôi dạt khỏi cuộc sống của các con. Hãy giao tiếp với chúng hằng ngày. Vào bữa tối, bố mẹ có thể kể cho các con nghe và yêu cầu các con kể về một ngày của chính mình. Đó là cách hữu dụng để kết nối các thành viên trong gia đình.

Tôn trọng con
Trẻ em thường được dạy là cần tôn trọng người lớn, còn việc người lớn phải tôn trọng các con lại bị xem nhẹ. Đó là một quan niệm sai lầm. Nếu bố mẹ chấn chỉnh điều này sẽ giúp con lớn lên cùng với sự khiêm tốn và lòng tự trọng.

Hãy bao dung với con
Nhiều bố mẹ quên rằng con của họ không hoàn hảo, đó là một sai lầm. Nếu con sai thì đó là trách nhiệm của bậc phụ huynh vì chưa giáo dục con đủ tốt. “Nhân chi sơ tính bổn thiện” - không ai sinh ra đã là người xấu, đó là lý do bố mẹ cần thấu hiểu và dẫn dắt các con đi đúng  đường.

Nhu cầu thể hiện cảm xúc của con
Một đứa trẻ có nhu cầu thể hiện cảm xúc rất lớn. Bố mẹ hãy chắc chắn rằng con luôn được quan tâm mỗi khi chúng cố gắng thể hiện cảm xúc để giao tiếp với bố mẹ. Đừng để con phải  tự cố gắng làm dịu lúc căng thẳng. Hãy chắc chắn rằng bố mẹ không chế giễu cảm xúc của các con ở nơi công cộng. Hãy lắng nghe những gì chúng nói.

Cố gắng thấu hiểu con
Cơn giận dữ và khóc lóc của bé có thể làm bạn lo lắng, đôi khi là tức giận. Nhưng hò hét hoặc la mắng sẽ không thay đổi được hành vi của các con. Thay vào đó bố mẹ cần cố gắng hiểu xem con cần gì. Bằng cách này, con sẽ có kỷ luật hơn, chúng cũng sẽ học cách giao tiếp tốt hơn.

Không dạy trẻ thất bại là sai
Nhiều khi trẻ nhỏ sử dụng bạo lực như một phương tiện để bày tỏ sự không hài lòng và giận dữ. Bố mẹ dù có bực mình cũng không nên đánh các con để uốn nắn. Hãy  dạy cho con biết rằng chúng cần sử dụng từ ngữ để thể hiện cảm xúc của chúng với người khác.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Kinh nghiệm dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp