KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conKinh nghiệm dạy con

Phương pháp rèn luyện trí nhớ cho trẻ từ 3,5 tháng tuổi

Phương pháp rèn luyện trí nhớ cho trẻ từ 3,5 tháng tuổi

Từ 3,5 tháng tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ bằng việc nhìn thấy các điểm giống nhau đủ lâu, từ 30 giây. 5 tháng tuổi, trẻ chỉ cần 20 giây để ghi nhận và nhớ sơ khai. 
Theo nhóm nghiên cứu về não bộ trẻ sơ sinh của tiến sĩ Reynolds, G. D., chuyên khoa Tâm lý, ĐH South Carolina, Mỹ, khả năng ghi nhớ cần quy trình lặp lại và đủ lâu.

Từ 3,5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ bằng việc nhìn thấy các điểm giống nhau đủ lâu, từ 30 giây. Đến 5 tháng tuổi, trẻ chỉ cần 20 giây để ghi nhận các điểm giống nhau và nhớ sơ khai trong hoạt động nhận thức.

Định hướng não bộ cho trẻ
Khi tham gia vào hoạt động vui chơi hoặc học hỏi, trẻ sẽ theo một quy trình khép kín các chuỗi chiến lược, “tiếp cận có định hướng” để hiểu về hoạt động đó từ cha mẹ hoặc người chơi cùng bé. Chiến lược tiếp cận có định hướng gồm 4 mục tiêu:

- Trẻ sẽ quan sát cử chỉ khuôn mặt của cha mẹ để hiểu về cảm xúc, sau đó biến thành cảm xúc của bản thân bé.

- Trẻ lắng nghe mẹ lặp lại các từ giống nhau để mô tả về hoạt động. Mỗi lần lặp lại đủ 20-30 giây trẻ bắt đầu ghi nhớ thành một mảnh ghép. Nếu ghép đủ các mảnh ghép bé sẽ hiểu về cách hoạt động hay trò chơi của bạn.

- Đồng thời, trẻ phát triển dần nhận thức sự tồn tại lặp lại của hoạt động nào đó. Ví dụ, khi trẻ thấy mẹ đẩy chiếc xe hơi đồ chơi để xe chạy và đẩy máy cắt cỏ. Dần dần, bé nhận thức được hành động đẩy là để tạo sự di chuyển. 

- Bắt chước là mục tiêu trẻ luôn muốn trải nghiệm và cũng để chứng minh các định nghĩa của bé về nó có đúng hay không.

Tất cả mục tiêu này đều được bé đánh giá lại từ cha mẹ để chắc chắn “đáng để học”. Trẻ tìm cách gây chú với cha mẹ (ví dụ đòi hỏi bạn đọc đi đọc lại một quyển sách, hoặc í ới khi bạn cầm món đồ chơi). Đây là cách bé kiểm tra lại cảm xúc, ngôn ngữ. Bé có thể dùng các cử chỉ ngôn ngữ để giao tiếp như cười, nói luyên thuyên, hỏi lại và luôn giao tiếp bằng ánh mắt. Trong những cách trên bé luôn để ý để hiểu về bạn. Đó là hành động bé đang học hỏi.

Ứng dụng chiến lược "tiếp cận có định hướng"
Cha mẹ nên tăng sự tương tác cho trẻ trải nghiệm 4 mục tiêu mà trẻ đang định hướng. Ví dụ, cha mẹ có thể biểu hiện khuôn mặt với những cảm xúc khác nhau như vui, hào hứng, ngạc nhiên. Bên cạnh đó, cha mẹ nhấn mạnh và nói lặp lại một số ý muốn trẻ học hỏi.

Ngoài ra, cha mẹ có thể gia tăng các hình thức vui chơi để trẻ tham gia như đếm đồ vật, lấy đồ ra khỏi giỏ và bỏ đồ ngược lại.

Khi trẻ bắt chước về ngôn ngữ hoặc những hành động bạn làm thì khuyến khích con thực hiện. Bạn không nên lo lắng sự làm sai của bé. Nếu trải nghiệm sai bé sẽ quay lại quy trình một lần nữa đế đánh giá từ đầu, việc làm này là cần thiết cho quá trình học hỏi.

Trong giai đoạn đánh giá lại, bạn nên tạo điều kiện để trả lời và giao tiếp tốt với bé. Điều này sẽ giúp bé xác nhận và học lại một cách dễ dàng.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Kinh nghiệm dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982