Sai lầm của cha mẹ tác động xấu tới sức khỏe tinh thần trẻ
Biết nên và không nên làm gì khi nuôi dạy con cái có thể giúp cha mẹ tránh gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của trẻ trong cả cuộc sống hiện tại và tương lai.
Phớt lờ cảm xúc của con: Theo India Times, trẻ em cần được biết rằng việc bộc lộ và chia sẻ cảm xúc của mình là điều lành mạnh. Khi nói với trẻ những câu như "Đừng quá buồn vì điều đó" hay "Đó không phải là vấn đề lớn", cha mẹ đang gửi thông điệp rằng cảm xúc không quan trọng và tốt hơn là nên kìm nén lại. Trẻ sẽ trở nên do dự, lo lắng khi không dám bộc lộ cảm xúc với cha mẹ. Điều này khiến con dễ bị sa sút tinh thần.
Xem thường quyết định và lựa chọn của trẻ: Là cha mẹ, bạn có tất cả quyền can thiệp khi con không thể đưa ra quyết định. Tuy nhiên, thay vì coi thường những gì trẻ nói ra, bạn nên nghĩ cách hướng chúng đến quyết định và lựa chọn khiến chúng hài lòng nhất và không gây hại. Nếu bạn xem thường quyết định của trẻ, rất có thể sau này con sẽ giữ kín mọi thứ và không tiết lộ bất cứ điều gì, khiến tinh thần của con càng thêm căng thẳng.
Xem thường quyết định và lựa chọn của trẻ: Là cha mẹ, bạn có tất cả quyền can thiệp khi con không thể đưa ra quyết định. Tuy nhiên, thay vì coi thường những gì trẻ nói ra, bạn nên nghĩ cách hướng chúng đến quyết định và lựa chọn khiến chúng hài lòng nhất và không gây hại. Nếu bạn xem thường quyết định của trẻ, rất có thể sau này con sẽ giữ kín mọi thứ và không tiết lộ bất cứ điều gì, khiến tinh thần của con càng thêm căng thẳng.
Đòi hỏi sự hoàn hảo: Trẻ em nên được dạy để hướng tới mục tiêu cao, nhưng cha mẹ chỉ nên xem đó là một lựa chọn cho con chứ không phải ép buộc. Nhiều bậc cha mẹ muốn điều tốt nhất cho con cái nên đòi hỏi sự hoàn hảo từ những đứa trẻ vẫn còn ngây thơ, chưa sẵn sàng tiếp nhận nhiều thứ trong cuộc sống. Vì vậy, con có thể bị áp lực tinh thần, lo lắng sẽ không thỏa mãn được ý muốn của cha mẹ.
Đòi hỏi sự hoàn hảo: Trẻ em nên được dạy để hướng tới mục tiêu cao, nhưng cha mẹ chỉ nên xem đó là một lựa chọn cho con chứ không phải ép buộc. Nhiều bậc cha mẹ muốn điều tốt nhất cho con cái nên đòi hỏi sự hoàn hảo từ những đứa trẻ vẫn còn ngây thơ, chưa sẵn sàng tiếp nhận nhiều thứ trong cuộc sống. Vì vậy, con có thể bị áp lực tinh thần, lo lắng sẽ không thỏa mãn được ý muốn của cha mẹ.
Ép con làm những việc cha mẹ từng muốn làm: Hiện nay, trẻ em có cơ sở vật chất tốt và được tiếp xúc nhiều hơn so với thời thơ ấu của cha mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn ép buộc con thực hiện những việc, sở thích trước đó bạn không thể làm. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và cũng giống bạn, con có thể có những điều thích và không thích riêng. Vì vậy, việc nhào nặn trẻ yêu những gì bạn thích đang lấy đi cơ hội làm những gì chúng muốn. Điều này có thể gây nhiều áp lực cho sức khỏe tinh thần của con.
Ép con làm những việc cha mẹ từng muốn làm: Hiện nay, trẻ em có cơ sở vật chất tốt và được tiếp xúc nhiều hơn so với thời thơ ấu của cha mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn ép buộc con thực hiện những việc, sở thích trước đó bạn không thể làm. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và cũng giống bạn, con có thể có những điều thích và không thích riêng. Vì vậy, việc nhào nặn trẻ yêu những gì bạn thích đang lấy đi cơ hội làm những gì chúng muốn. Điều này có thể gây nhiều áp lực cho sức khỏe tinh thần của con.
Trừng phạt quá mức: Việc trừng phạt con cái luôn là lựa chọn sẵn có đối với cha mẹ. Tuy nhiên, việc trừng phạt quá đà có thể để lại "sẹo" tinh thần cho trẻ trong suốt phần đời còn lại của chúng. Điều tồi tệ nhất là trẻ có thể luân chuyển những hình phạt này cho chính con cái của chúng vì chúng chỉ biết cách đó để kỷ luật một đứa trẻ. Đây là chu kỳ vô tận mà chính bạn cần phá vỡ ngay từ bây giờ.
Trừng phạt quá mức: Việc trừng phạt con cái luôn là lựa chọn sẵn có đối với cha mẹ. Tuy nhiên, việc trừng phạt quá đà có thể để lại "sẹo" tinh thần cho trẻ trong suốt phần đời còn lại của chúng. Điều tồi tệ nhất là trẻ có thể luân chuyển những hình phạt này cho chính con cái của chúng vì chúng chỉ biết cách đó để kỷ luật một đứa trẻ. Đây là chu kỳ vô tận mà chính bạn cần phá vỡ ngay từ bây giờ.
Cha mẹ "trực thăng": Một trong những điều tồi tệ nhất mà cha mẹ có thể làm đối với trẻ là theo dõi, kiểm soát mọi hành động của con. Đây được gọi là cách nuôi dạy con "trực thăng" và nó ngụ ý rằng bạn không bao giờ để con tự khám phá mọi thứ. Cha mẹ muốn bảo vệ con cái, tuy nhiên, che chở chúng khỏi mọi thứ có thể khiến trẻ không biết cách đối phó, giải quyết khi không có người lớn ở bên.
Các tin khác