KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Gia đìnhSức khỏe

Các bệnh lý do thiếu vitamin D kéo dài

Thiếu vitamin D kéo dài có thể gây ra các bệnh lý như hen suyễn, dị ứng, cúm, tiểu đường, trầm cảm, viêm khớp dạng thấp.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết thiếu vitamin D trong thời gian dài khiến cơ thể xuất hiện vấn đề sức khỏe liên quan đến xương, cơ, chức năng sinh sản và hệ thống miễn dịch...

Bệnh tim mạch
Cơ thể bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến triệu chứng tăng huyết áp, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ do vấn đề về tim mạch. Dưỡng chất có thể hỗ trợ sửa chữa tổn thương tim và mạch máu do tăng huyết áp gây ra, giúp ngăn ngừa sớm bệnh tim mạch.

Bệnh viêm nhiễm
Bổ sung vitamin D giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm như lupus, mẩn ngứa, viêm đường ruột...

Loãng xương, viêm khớp
Cơ thể có đủ lượng canxi và vitamin D giúp duy trì mật độ xương. Nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ không hấp thụ đủ canxi, làm suy yếu xương, tăng nguy cơ gãy xương khi gặp chấn thương và thường xuyên bị đau nhức cơ, khớp.

Hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính. Vi chất này được các bác sĩ sử dụng nhiều trong việc chữa trị hen suyễn ở trẻ em, khó thở, viêm mũi dị ứng và các bệnh lý khác về đường hô hấp.

Tăng cholesterol
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu. Khi cơ thể không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tiền chất vitamin D có sẵn trong lớp biểu bì ở da sẽ chuyển hóa thành cholesterol thay vì trở thành vitamin D. Điều này làm gia tăng nồng độ cholesterol trong máu, gây nguy hại đến sức khỏe tim mạch.

Dị ứng
Vitamin D có thể kích hoạt một số tế bào của hệ thống miễn dịch giúp điều tiết, ngăn chặn việc giải phóng hóa chất gây bệnh dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng sẵn có. Thiếu hụt vitamin này có thể ức chế cơ chế điều tiết này, gây ra bệnh dị ứng thường gặp.

Cúm
Người có nồng độ vitamin D thấp thường dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn so với người có nồng độ vitamin D cao. Lý do là vì vitamin này giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cúm.

Trầm cảm
Thiếu hụt vitamin D có thể tác động tiêu cực đến sự sản xuất serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc điều hòa tâm trạng, giảm căng thẳng, làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, vitamin D cũng có tác dụng bảo vệ chức năng thần kinh và duy trì sự ổn định tâm lý.

Tiểu đường
Vitamin D giúp điều chỉnh sự tiết insulin và chức năng của đường tiêu hóa. Khi thiếu hụt chúng, cơ thể sẽ bị giảm khả năng tiết insulin, buộc phải sử dụng đường glucose trong máu để duy trì hoạt động, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Vấn đề về răng miệng
99% khoáng chất trong cơ thể nằm ở xương và răng. Cơ thể không thể hấp thụ đủ canxi khi thiếu vitamin D, dẫn đến vấn đề về răng miệng như viêm lợi, sâu răng, xuất hiện mảng bám, thoái hóa răng... Ngoài ra, thiếu vitamin này còn có thể làm giảm sức đề kháng, gây nhiễm trùng lợi nha khoa.

Tăng nguy cơ mắc ung thư
Vitamin D có tác dụng duy trì sự phát triển và chức năng bình thường của tế bào đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa, kiểm soát quá trình ung thư. Nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư da... gia tăng khi thiếu loại vitamin này.

Bệnh tự miễn
Khi cơ thể không bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết, hệ miễn dịch có thể bị mất cân bằng, gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong đó có bệnh tự miễn như bệnh lupus, bạch cầu tự miễn, tự miễn tiền đình.

Các dấu hiệu thiếu hụt vitamin D thường gặp bao gồm hay nhiễm bệnh, mệt mỏi, suy nhược, đau lưng, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, dễ bị rụng tóc... Mỗi người có thể phòng ngừa, điều trị sự thiếu hụt dưỡng chất bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D (như cá béo, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, ức gà...), tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (trong khoảng 9h-10h hoặc 15h-16h giờ), uống vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bổ sung vitamin D ít hơn 5 mcg mỗi ngày (với người từ một đến 49 tuổi) hoặc ít hơn 20 mcg mỗi ngày (với người trên 50 tuổi, mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú) được xem là thiếu vitamin D. Theo bác sĩ Duy Tùng mỗi người có thể chủ động đi khám dinh dưỡng, xét nghiệm vi chất bằng máy UPLC. Bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn cách bổ sung vitamin D khoa học.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Sức khỏe
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp