KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Tự kỷTìm hiểu bệnh tự kỷ

Trẻ tăng động làm “lu mờ” chứng tự kỷ

Trẻ tăng động làm “lu mờ” chứng tự kỷ

Trẻ tăng động, nghịch phá khiến nhiều cha mẹ cho rằng con không thể mắc chứng tự kỷ được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trẻ tự kỷ cũng dễ bị kích động, có những hành vi tương tự.
Trẻ tự kỷ bị chẩn đoán muộn
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) không phải là chứng tự kỷ nhưng nếu trẻ mắc tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ khiến cho các chẩn đoán tự kỷ của các bác sỹ bị chậm lại trung bình 3 năm. Ngay cả không mắc chứng tự kỷ, trẻ mắc ADHD cũng có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 30 lần khi trẻ lên 6 tuổi.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện chính sự chồng chéo của các triệu chứng của hai rối loạn này lên nhau là nguyên nhân khiến các bác sỹ không phân biệt được rối loạn phổ tự kỷ. Theo tác giả nghiên cứu này, TS. Amir Miodovnik - Bệnh viện Nhi Boston, Mỹ, trẻ sáu tuổi mới phát hiện những triệu chứng của chứng tự kỷ đã bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến quá trình phục hồi và cuộc sống sau này của trẻ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 1.496 trẻ em với 42,9% số trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. "Đó là một tỷ lệ cao hơn nhiều so với những gì chúng tôi dự kiến," TS.  Miodovnik cho biết. Cứ năm trẻ bị chẩn đoán mắc ADHD sẽ mắc chứng tự kỷ sau sáu tuổi. Đồng thời, những trẻ tự kỷ này bị phát hiện chậm hơn đến 3 năm so với những trẻ chỉ mắc chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ nhẹ và trung bình càng bị phát hiện muộn hơn những đứa trẻ nặng khi cùng mắc ADHD.

TS. Miodovnik cho rằng, trẻ em trong độ tuổi từ 18 – 24 tháng tuổi đều cần được kiểm tra rối loạn phổ tự kỷ cho dù chúng có biểu hiện hay không vì điều này ảnh hưởng quá lớn đến tương lai của trẻ.

Trong trường hợp rối loạn tăng động giảm chú ý tác động đến các triệu chứng tự kỷ, trẻ có biểu hiện giảm chú ý, hiếu động, bốc đồng cần được quan tâm đặc biệt cho dù chúng có bị mắc chứng tự kỷ hay không. Cha mẹ trẻ cùng với các bác sỹ cần nâng cao nhận thức về nguy cơ mắc chứng tự kỷ của trẻ tăng động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Rối loạn tăng động giảm chú hay rối loạn phổ tự kỷ đều là do những bất thường trong quá trình hoàn thiện não bộ của trẻ. Trẻ cần được bảo vệ não bộ, tăng biên độ sóng não để phản ứng tốt hơn với môi trường xung quanh. Ngoài các biện pháp can thiệp, để tăng hiệu quả của quá trình điều trị, cha mẹ trẻ có thể tham khảo những loại thực phẩm chức năngđã được Bộ Y tế cấp phép, dành riêng cho trẻ tự kỷ và rối loạn tăng động để giúp trẻ phục hồi tốt hơn, sớm hòa nhập với cộng đồng.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Tìm hiểu bệnh tự kỷ
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982