Giai đoạn "vàng" cho sự phát triển của trẻ
Nếu thai nhi nhận dưỡng chất từ mẹ trong suốt thai kỳ, trẻ sơ sinh được “tiếp” sức đề kháng thông qua sữa mẹ thì ở các cột mốc phát triển tiếp theo cho đến 6 tuổi, trẻ phải “tự chủ” chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần là việc vô cùng quan trọng và cần thiết.
Dưới đây là hai giai đoạn “vàng” mà mẹ cần lưu ý để trẻ có thể phát triển tối đa một cách toàn diện.
Giai đoạn 0-3 tuổi
Đây được xem là giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất. Nếu trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng hay mắc bệnh nguy hiểm có thể để lại những di chứng lâu dài về sau, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí tuệ cũng như thể chất. Bắt đầu từ lúc ăn dặm (tháng thứ 6 trở đi), kháng thể trong sữa mẹ bắt đầu giảm; kết hợp với việc tiếp xúc nhiều hơn với các tác nhân gây bệnh khi bé tập lẫy, bò, đi… nên trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi dễ bị ốm vặt hơn trẻ sơ sinh. Tình trạng bị bệnh vặt thường xuyên là biểu hiện cơ thể trẻ thiếu sức đề kháng, hậu quả là sức khỏe và cân nặng của trẻ kém dần sau mỗi đợt ốm.
Thay vì chỉ bao bọc trẻ trong khuôn viên quanh nhà, mẹ rất cần cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để trẻ có thể làm quen dần với những thay đổi và tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ví dụ như tắm nắng và tắm không khí… Mẹ cũng đừng quên bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nhiễm khuẩn.
Giai đoạn 3 - 6 tuổi
Trung bình não bộ của trẻ 6 tuổi sẽ có trọng lượng bằng 100% não bộ người lớn, gần như hoàn chỉnh về mặt cấu trúc. Tốc độ phát triển thể chất (chiều cao và cân nặng) có chậm hơn so với giai đoạn trước, nhưng trẻ đã có những “phát triển vượt bậc” về trí não để khám phá thế giới xung quanh. Trong quá trình “thám hiểm”, trẻ sẽ thử thách sự nhẫn nại của phụ huynh bằng hàng ngàn câu hỏi “Vì sao”, đồng thời khả năng tiếp xúc với nhiều đồ vật lạ lẫm có thể chứa mầm bệnh cũng cao hơn. Việc thay đổi môi trường từ “ngôi nhà an toàn” đến lớp học mẫu giáo hay tiểu học cũng khiến không ít trẻ khó thích ứng ở giai đoạn đầu. Khả năng nhiễm các bệnh học đường như tiêu chảy cấp, tay chân miệng,… cũng tăng cao ở độ tuổi này.
Để chắc chắn trẻ có thể thoải mái học hỏi và khám phá thế giới xung quanh mà không bị các tác nhân gây bệnh tấn công, mẹ cần chủ động thường xuyên giúp trẻ tăng sức đề kháng. Ngoài các hoạt động thể dục thể thao nâng cao thể lực (như chạy, nhảy, vận động…) giúp tăng cường sức khỏe, mẹ cần hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh.
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp trẻ nhận được đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu mẹ vẫn còn lo lắng về hàm lượng vitamin C trẻ nhận được, mẹ có thể bổ sung các chế phẩm sirô cho trẻ dưới 12 tuổi có xuất xứ an toàn, uy tín trên thị trường; được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, có hàm lượng vitamin C 100 mg/5 mL. Chỉ cần ½ muỗng cà phê sirô vitamin C mỗi ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, để trẻ khoẻ mạnh vui chơi và tự do khám phá thế giới xung quanh.
Các tin khác