Việc cai sữa cần có thời gian để trẻ tự lấp đầy khoảng trống của tình thương yêu vì sự tương tác giữa mẹ và con đã thay đổi. Khi việc bú mẹ đã trở thành thói quen thì việc cai sữa cho bé sẽ trở thành nỗi lo không hề nhỏ đối với các bà mẹ.
+ Về thời điểm: Nếu cai sữa quá gấp rút sẽ khiến cả mẹ và trẻ đều hụt hẫng. Nếu được chuẩn bị trước, cả hai sẽ thích nghi hơn.
+ Về độ tuổi của trẻ: Người mẹ thường cảm thấy như vừa đánh mất một điều gì đó nếu trẻ dưới 2 tuổi hoặc nhỏ hơn.
+ Về sự gần gũi: Nếu mẹ và trẻ càng gần gũi sẽ càng khó khăn trong việc cai sữa.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn thức ăn vô tận và đến một độ tuổi nhất định, trẻ phải học cách tiếp cận với những thực phẩm khác.
Và việc làm quen với thực phẩm mới, từ bỏ thói quen bú sữa hàng ngày là không hề đơn giản. Đó là lý do vì sao mà nhiều bà mẹ luôn gặp khó khăn trong việc tìm cách cai sữa cho con.
Một số mẹ không có nhiều thời gian để cho con bú bởi sau thời gian nghỉ sinh phải nhanh chóng quay về với guồng quay của công việc nên thường cai sữa khi con nhỏ bắt đầu biết ăn dặm, khoảng 6-7 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, họ còn cho rằng sau 6 tháng, dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ bị giảm dần nên có cho con tiếp tục bú cũng không đem lại nhiều hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng nhi, qua niệm này là hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đã cai sữa có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu.
Cai sữa cho con sau 24 tháng tuổi
1. Khi nào nên cai sữa cho bé
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 6 tháng đầu tiên bé nên được bú mẹ hoàn toàn để tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Sau 6 tháng trở đi, bé có thể bắt đầu cai sữa tùy thuộc vào sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, “thời điểm vàng” để cai sữa cho bé là từ 18 – 24 tháng tuổi hoặc khi bé bắt đầu có những dấu hiệu như: bé có thể ngồi vững mà mẹ không cần dùng tay để đỡ sau gáy; bé tỏ ra khó chịu, lười biếng khi bú mẹ; bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đòi bú….
2. Cai sữa cho bé bằng cách nào
2.1 Bỏ cử bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú
Việc cai sữa cho bé nên tiến hành từ từ. Tuyệt đối không nên đột ngột cắt hẳn việc bú mẹ. Khi mới bắt đầu nên thực hiện bỏ một cữ bú mẹ trong ngày, thay bằng sữa công thức. Sau đó thay dần đến khi thay hoàn toàn sữa mẹ bằng sữa công thức. Hoặc cách khác, mẹ có thể giảm dần thời gian mỗi lần bú sữa của bé xuống, nếu trước đây là 15 phút/lần thì giảm dần còn 10 phút, 5 phút/lần đến khi mất hẳn.
Tuy nhiên, dù là áp dụng cách nào thì mẹ cũng phải chuẩn bị sẵn sàng sữa công thức và thức ăn dặm cho bé uống hoặc ăn bất cứ khi nào để đảm bảo bé không bị tụt cân vì thiếu dinh dưỡng trong sữa mẹ.
2.2 Tăng cường bữa ăn dặm
Càng lớn, vị giác của bé sẽ càng hoàn thiện. Do đó, sự kích thích vị giác bằng những bữa ăn dặm tăng cường lượng thức ăn hoặc tăng cường số lượng bữa ăn cũng là một cách giúp trẻ “chán bú, thèm ăn”. Khi áp dụng cách này mẹ cần lưu ý đảm bảo trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất cần thiết cũng như luôn luôn thay đổi, làm mới thực đơn, món ăn mỗi ngày để tăng cảm giác hứng thú của trẻ. Giúp trẻ ăn nhiều, no lâu và quên chuyện “bú sữa”.
2.3 Cai sữa cho bé bằng một số phương pháp dân gian
Mẹ dùng cao hoặc dầu gió bôi lên hai đầu ti, nếu bé đòi bú thì cho bé ngửi hoặc ngậm đầu ti (nhưng tốt nhất đừng để bé ngậm thật mẹ nhé). Mùi hắc hắc khó chịu sẽ khiến bé thấy lạ không đòi bú nữa. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, mẹ nên bôi dầu và cao với số lượng vừa phải thôi, coi chừng nguy hiểm cho bé nhé. Hóa trang đầu ti: tương tự như cách trên, mẹ có thể dùng son môi tô đỏ lên đầu ti khiến bé nhìn thấy “sợ” sẽ không dám bú nữa.
Nhiều mẹ khi cai sữa cho bé thường hay áp dụng phương pháp cho bé xa mẹ, gửi về bà nội, bà ngoại hoặc họ hàng. Nhưng cách này hoàn toàn không được ủng hộ, vì bé sẽ phải vừa trải qua cảm giác thèm sữa, thay đổi thói quen sinh hoạt vừa rơi vào khủng hoảng tâm lí do xa mẹ trong thời gian dài.
3. Những lưu ý khi tiến hành cai sữa cho bé
Việc cai sữa sẽ làm thay đổi rất nhiều đến tâm lí cũng như sức khỏe của bé và mẹ. Do đó, mẹ nên cai sữa cho bé trong thời điểm cả mẹ và bé đều trong trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt nhất.
Nên cai sữa cho bé vào những mùa tiết trời êm dịu, khô mát. Tránh những lúc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp của bé.
Không nên cai sữa khi bé đang ốm đau, bệnh tật sẽ càng làm hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.Khi cai sữa cho bé cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng thay thế. Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng của bé khi tiến hành cai sữa cho bé.
Khi chế biến thức ăn dặm, mẹ cần lên thực đơn phong phú, đa đạng, chế biến những món từ mềm đến cứng, từ loãng tới đặc. Mẹ nên cân bằng liều lượng gia vị tối đa để tốt cho răng cũng như hệ tiêu hóa của bé, tránh trường hợp bé bị nghẹn, mắc cổ hoặc chán ăn, bỏ bữa.
Tìm cách cai sữa cho bé chưa bao giờ là việc dễ dàng cho cả mẹ và bé. Nó phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bé cũng như sự khéo léo, kiên trì của mẹ. Với những thông tin trên, hy vọng mẹ sẽ áp dụng thành công cách cai sữa cho bé. Chúc bé nhà bạn lớn nhanh và khỏe mạnh.
Cách cai sữa dễ dàng:
Trước băn khoăn của một bà mẹ trẻ chia sẻ trên một diễn đàn rằng con chị đã 28 tháng 17 ngày nhưng vẫn chưa thể cai sữa thành công, rất nhiều mẹ bỉm sữa khác đã đưa ra kinh nghiệm và lời khuyên bổ ích giúp cai sữa cho bé:
+ Không nên mời gọi, không nên mở sẵn áo đợi trẻ. Nếu trẻ không đòi thì không phải cho bú. Nếu trẻ đòi bú hãy kéo dài thời gian hoặc lảng sang vấn đề khác nhưng không tới mức phải từ chối dứt khoát.
+ Có thể thay đổi một vài hoạt động thường ngày hoặc thay đổi tất cả, ví dụ như thông thường 10 giờ sáng trẻ sẽ bú mẹ sau khi tắm, bây giờ bạn có thể thay đổi bằng cách đưa trẻ đi chơi rồi cho trẻ uống sữa bằng cốc
+ Dùng vật thay thế hoặc làm trẻ mất tập trung
+ Liên tục kéo dài thời điểm của mỗi cữ bú
+ Kéo giãn thời gian giữa các lần cho trẻ bú mẹ.
+ Trước tiên mẹ phải giảm từ từ số lần bú ban ngày sau đó thoa một chút son đỏ vào miếng bông gòn rồi in lên ti và dán băng keo lên. Mỗi lần bé đòi ti thì mẹ làm bộ la lên 'mẹ chảy máu rồi, đau quá'. Nhớ để hé hé thôi để bé khỏi phát hiện ra.
+ Cố gắng cho bé ăn thêm để bé không bị đói, đến tối dỗ bé ngủ cũng vậy, đợi khi bé ngủ say rồi thì cho bé bú lén (nhớ lau sạch ti nhé) và giảm lần bú từ từ, đến gần sáng lại dán bông băng vào.
Một số cách cai sữa cưỡng chế:
- Mẹ lấy tóc quấn vào đầu ti, nhớ quấn chặt chặt 1 tý không là bé rứt ra đấy, để lờm xờm cho tăng thêm phần xấu xí. Kết quả là: bé nhà mình lần đầu vẫn lao vào ngậm, được 5 phút nhả ra ngay, lần 2 ngậm vào 1 tý cho đỡ nhớ rồi cũng đành nhả ra, lần 3 mẹ vạch ra thì không thèm nhìn nữa lờ đi.
- Đập 1 củ tỏi hòa vào cốc nước, đi đâu cũng cầm theo, con đòi ti là mẹ bôi vào ti và ngoài áo. Thế là chỉ 1 ngày bé ngửi với hít thôi nhưng sẽ không dám ti, 2 hôm sau tự ti bình mẹ mừng phát khóc. Nhớ bổ sung nhiều nước cho con.
- Bôi mướp đắng (hoặc thuốc đau bụng đã tán nhỏ, hòa với nước) vào đầu ti mẹ: mướp đắng có nguồn gốc từ thiên nhiên, rất lành, vì thế bé có nếm phải cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì các mẹ nhé. Trẻ ngậm ti mẹ vào thấy vị đắng của mướp khác hẳn với vị sữa ngọt ngào nên sẽ nhanh chóng phải nhè ra.
- Bôi cao hoặc thuốc đau bụng Berberin (đã tán nhỏ, hòa với nước) vào ti
Lưu ý:
+ Mẹ bé không nên cai sữa khi bé đang bị ốm vì sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương.
+ Không cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng.
+ Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ.
+ Quá trình cai sữa cho bé các mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì nhé.
Chừng 3-5 ngày là bé ghê ti mẹ thôi, mà mẹ cũng không bị tức sữa nữa.