Cách trị ho trẻ sơ sinh lúc ngủ đúng cách
Trẻ sơ sinh bị ho là triệu chứng cơ bản khi trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp. Thế nhưng, thực chất ho lại là cách tốt giúp trẻ tống bớt đi đờm ở trong cổ họng ra ngoài, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trẻ bị ho lâu ngày sẽ dễ dẫn đến nguy cơ viêm phổi hay viêm phế quản.
Vì sao trẻ sơ sinh ho vào lúc ngủ?
Muốn biết cách trị ho trẻ sơ sinh lúc ngủ thì mẹ cần hiểu rõ lý do khiến trẻ bị ho.
Bởi vào mùa đông hoặc những lúc thời tiết thay đổi thất thường trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng liên quan đến bệnh này thường là: ho khan, ho sâu, ho đặc tiếng do có đờm và đi kèm với sổ mũi. Để biết rõ trẻ bị ho vì lý do gì, mẹ cần đến sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ thì mới có thể xác định rõ được.
Một số lý do khác khiến trẻ sơ sinh bị ho cũng có thể là do ban ngày bé chạy nhảy, chơi đùa quá nhiều hoặc ngủ ngay sau khi ăn no.
Với những trẻ sơ sinh bị ho lúc ngủ trưa, ngủ đêm, sẽ có biểu hiện ho sặc sụa từng cơn và bị nôn ói. Theo các bác sĩ tai mũi họng, triệu chứng ho này được gọi là ho ngang. Lý giải cho chứng ho ngang này, chuyên gia nhận định là do trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản, khi ngủ ở tư thế nằm ngang trẻ sẽ dễ bị ho và bị trào ngược.
Còn với những trẻ đang gặp bệnh về hô hấp, vào ban đêm đờm dãi gây ứ đọng và làm tắc nghẽn đường thở trong cổ họng khiến trẻ khó chịu, thở khò khè và quấy khóc dữ dội khiến mẹ cũng không khỏi mệt mỏi.
Ngoài ra, với trẻ đang bị cảm lạnh, cảm cúm, đờm từ mũi chảy ngược xuống họng do tư thế nằm ngủ ngang sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp và khiến trẻ bị ho.
Cách trị ho trẻ sơ sinh lúc ngủ đúng cách
1. Cách trị ho trẻ sơ sinh lúc ngủ
Trước tiên, mẹ có thể cho bé dùng các phương pháp trị ho bằng thảo dược rất hiệu quả như: nghệ tươi, nước củ cải luộc, mật ong hấp với lá húng chanh hoặc lá hẹ,… Các loại dược liệu này trong Đông y được coi là liệu pháp cực hữu hiệu để giảm ho, trị long đờm, kháng vi khuẩn, kháng viêm mà lại rất an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
2. Không cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ
Các bác sĩ Nhi khoa vẫn thường khuyến cáo mẹ không nên cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ, nên ăn trước khi đi ngủ 1 tiếng. Không chỉ bởi lượng thức ăn nhiều gây tức bụng và khó ngủ cho trẻ, mà còn do nhiều thức ăn trong dạ dày khiến lượng dịch vị dạ dày bị tiết ra nhiều hơn. Điều này có thể gây ứ đọng chất dịch và làm trào ngược lên thực quản, tràn ra cổ họng và tràn vào thực quản làm trẻ bị ho.
3. Một số lưu ý khi ngủ
Cách trị ho trẻ sơ sinh lúc ngủ? Để tránh trẻ bị cảm giác khó chịu do đờm dãi gây ứ đọng ở họng và mũi, mẹ hãy kê gối cao một chút, để đầu và cổ của trẻ ở vị trí cao hơn hơn thân người. Thêm vào đó, mẹ cũng cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những vị trí quan trọng như: bụng, cổ, bàn chân, bàn tay. Vì những bộ phận này rất nhạy cảm, nếu để hở ra vào ban đêm thì chắc chắn sáng hôm sau trẻ sẽ bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.
4. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho lúc ngủ
Với trẻ sơ sinh còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, mẹ nên kiêng các đồ ăn có tính lạnh hay những thực phẩm gây ho nhiều cho bé như: tôm, cua, ghẹ,…
Đảm bảo bé luôn được hít thở trong bầu không khí trong lành, không khói thuốc, không bụi bẩn ô nhiễm, không có lông động vật,… vì các yếu tố này chỉ khiến bé bị ho nhiều hơn.
Trẻ bị ho về đêm có thể là dấu hiệu mới bắt đầu của bệnh hen suyến hay một số căn bệnh khác, nó còn phụ thuộc vào tần suất ho, thời gian kéo dài của mỗi lần ho và đặc điểm tiếng ho. Do đó, nếu trẻ sơ sinh của mẹ bị ho đêm kéo dài nhiều hơn 7 ngày, đi cùng với các triệu chứng: chảy nước mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay, không nên tự ý mua thuốc để điều trị vì có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những lưu ý dành cho mẹ về những băn khoăn trong cách trị ho trẻ sơ sinh lúc ngủ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm con và khiến mẹ cảm thấy an tâm hơn khi con gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
Các tin khác