Kiến thức cần biết khi trẻ sơ sinh bị ho
Ho ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh mà nó chỉ là triệu chứng, dấu hiệu của một số bệnh căn bệnh, có thể là bệnh đơn giản nhưng đó cũng có thể là triệu trứng của căn bệnh nghiêm trọng mà cha mẹ không nên xem thường. Cha/mẹ cần hiểu rõ để trị ho đúng cách cho trẻ.
Ho hoặc là triệu chứng, biểu hiện của một số bệnh, cũng có khi là phản ứng của cơ thể đối với nhân tố kích thích họng hay khí quản. Ho có thể có đờm, chất nhớt hoặc cũng có khi ho khan không rõ nguyên nhân. Ho là biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, với trẻ sơ sinh biểu hiện để chẩn đoán ban đầu tình trạng ho thường khó hơn ở trẻ lớn. Thêm vào đó, biến chứng của trẻ sơ sinh lại rất nhanh nên đôi khi gây nên những tình trạng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp.
Nguyên nhân/ bệnh thường gặp khi trẻ sơ sinh bị ho
1. Do bị kích thích bỏi bụi, khói xâm nhập vào đường thở
Trường hợp này thường khởi phát đột ngột, ho nhiều, ho liên tục, kèm theo triệu chứng hắt hơi. Thông thường các cơn ho tự hết khi thay đổi không gian, môi trường xung quanh ra nơi thoáng sạch hơn.
2. Ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh
Thường các triệu chứng đi kèm là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi từ 1-2 ngày, có thể có sốt nhẹ, khi nước nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho. Ho trong trường hợp này thường là tiếng ho khan, ho giúp làm sạch nước mũi chảy giúp bé dễ chịu hơn. Tiếng ho nhẹ, không dữ dội. Đây là triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng ho này thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh (nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp, hướng gió quạt thẳng vào trẻ, khi thay đổi thời tiết đột ngột, khi trẻ va vào phòng điều hòa nhiều lần.
3. Ho do nhiễm virus
Trường hợp này, thường khởi phát bằng triệu chứng sốt cao đột ngột, sốt từng cơn, nhiều khi không đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt, khoảng 2-3 ngày sau mới kèm theo triệu chứng ho, thường là ho kèm theo tiết dịch hoặc đờm.
4. Ho do viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh rất hay thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. Viêm tiểu phế quản xảy ra khi các tiểu phế quản nhỏ có kích thước < 2mm này bị viêm nhiễm do loại virus hô hấp có tên RSV gây ra làm cho tiểu phế quản bị sưng phù, tiết dịch làm đường thở bị chít hẹp khiến bé có triệu chứng thở khò khè. Lúc đầu triệu chứng giống có thể giống như bé bị cảm (ho, sổ mũi, sốt nhẹ) nhưng sau đó bé sẽ ho nhiều hơn, ho có đờm (nhiễm trùng do vi khuẩn), khò khè, thở kéo lồng ngực… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi.
5. Ho do viêm thanh khí quản
Nếu tiếng ho của bé có dạng ông ổng nghe như tiếng chó sủa thì có thể bé bị viêm thanh khí quản, đây là kiểu ho đặc trưng do thanh khí quản bị phù nề thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Bé sẽ ho nhiều vào ban đêm với tiếng ho ông ổng đặc trưng, các triệu chứng như thở rít, khó thở (do đường thanh khí quản bị hẹp do phù nề) cũng trở nên trầm trọng hơn. Nếu viêm thanh khí quản không được điều trị có thể trở thành mức độ cấp tính với triệu chứng điển hình như ho, thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, đường thanh khí quản hẹp nặng làm bé tím tái và gây tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng
6. Ho do viêm phế quản
Ho do Viêm phế quản thường được bắt nguồn từ cơn ho khan từng cơn, không đờm, sau đó tiến triển dần thành ho có đờm, kéo dài vào nửa đêm gần sáng. Ngoài ra do niêm dịch phế quản sưng lên nên đường thở của bé bị hẹp lại làm bé khó thở, thở khò khè, bú kém, trẻ mệt mỏi, có thể kèm hoặc không kèm theo sốt. Vì các triệu chứng này cũng tương đồng với triệu chứng của các bệnh hô hấp khác nên việc các bậc phụ huynh nhận định cơn ho của bé có phải do viêm phế quản hay không không phải là dễ dàng, đó đó cách tốt nhất là khi thấy bé có các triệu chứng như trên thì nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng của viêm phế quản như suy hô hấp.
7. Ho do viêm phổi
Viêm phổi là căn bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là trẻ sơ sinh hay trẻ đẻ non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, đường thở ngăn nên bệnh có tốc độ tiến triển rất nhanh và nặng. Xét về nguyên nhân thì viêm phổi ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân đa dạng, có thể do:
+ Vi khuẩn, virus như phế cầu, H.influenzae, coli, tụ cầu vàng…
+ Trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian sinh do hít phải nước ối, dịch tiết ở đường sinh dục
+ Ngoài ra tỷ lệ của trẻ bị viêm phổi còn liên quan đến quá trình vỡ ối của mẹ, các nhà khoa học ghi nhận nếu mẹ bị vỡ ối từ 6 – 12h trước sinh, từ 12- 24h và trên 24h thì tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là 33%, 51% và 90%.
Dấu hiệu nhận biết trẻ viêm phổi: do ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu đặc trưng của viêm phổi không rõ ràng như ở người lớn nên các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý quan sát và ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như sau cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
+ Thở nhanh: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi (nhịp thở trên 60 lần trong 1 phút).
+ Trẻ bị sốt, ho khàn, ho có đờm (một số trẻ do sức khỏe yếu nên có thể ho ít thậm chí không ho), khó thở, li bì, bú kém, rút lõm lồng ngực.
8. Ho do ho gà
Nếu bé chưa được tiêm vắc xin ho gà thì nếu cơn ho của bé có các đặc điểm sau, bạn cần nên đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt vì đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Ho gà gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra làm khí quản của bé bị tắc nghẽn do nhớt. Thường được bắt đầu nhưng chứng ho do cảm lạnh thông thường, tuy nhiên sau đó rất nhanh chóng bé sẽ có những cơn ho từng cơn kéo dài kéo dài 1 phút và các cơn ho diễn ra liên tục. Khi bé gắng sức vào giữa hai cơn ho thì có tiếng hít sâu tạo âm thanh như tiếng “ót” giống tiếng gà kêu do không khí phải di chuyển qua khe thanh quản bị sưng phù và có thể rất nguy hiểm vì gây hiện tượng thiếu oxy trong cơ thể. Do đó để phòng tránh bệnh ho gà thì tiêm vaccine là cách hữu hiệu nhất.
Trị ho đúng cách ở trẻ sơ sinh
Một số việc cha/mẹ không nên làm:
Cho trẻ dùng ngay kháng sinh để cắt cơn ho: Đa phần nguyên nhân dẫn đến ho ở trẻ sơ sinh thường không bắt nguồn từ viêm nhiễm do vi khuẩn, do vậy, kháng sinh ở giai đoạn đầu chưa phải là giải pháp tốt, thêm vào đó, kháng sinh gây tiêu chảy, giảm sức đề kháng, gây hại cho gan, thận ở trẻ. Từ đó khiến bệnh nặng thêm.
Cho trẻ uống thuốc giảm ho: Các loại thuốc giảm ho đa phần chống chỉ định cho trẻ sơ sinh vì có thể gây phản ứng phụ như suy hô hấp, nhiều trường hợp ho trên cơ địa trẻ bị hen suyễn sẽ khiến đờm bít tắc tại đường thở khiến trẻ khó thở, thậm chí suy hô hấp.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho:
Cách xử lý 1: Vệ sinh mũi họng cho trẻ, giúp đường thở thông thoáng để loại bụi, bẩn khỏi đường thở của trẻ bằng nước muối sinh lý.
Cách xử lý 2: Cho trẻ trong phòng thoáng, sạch, tránh xa các nguồn ô nhiễm, bụi, khói, lông súc vật…
Cách xử lý 3: Cho trẻ sử dụng một số loại thảo dược trị ho dân gian: Quất, húng chanh hấp đường phèn, mật ong. Biện pháp này vừa giúp giải cảm, long đờm, giảm ho ở trẻ nếu trẻ bị ho do cảm lạnh, nhiễm virus. Quan trọng hơn, cách làm này rất an toàn cho trẻ trong mọi nguyên nhân gây ho.
Cách xử lý 4: Thoa dầu Tràm – Khuynh diệp vào gan bàn chân cho trẻ, day huyệt Dũng tuyền ở gan bàn chân trẻ. Ngoài ra, nên thoa vào lưng trẻ, vị trí hai lá phổi, thoa vào ngực. Sau mỗi lần thoa, nên dùng tay matxa đều ở trẻ giúp làm ấm cơ thể trẻ.
Cách xử lý 5: Cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần bú ít hơn để trẻ đủ chất và lượng dinh dưỡng trong ngày. Sau khi bú, nên bế trẻ khoảng 30 phút để tránh nôn trớ.
Cách xử lý 6: Nếu trẻ bị tắc mũi, có thể nhỏ và hút mũi cho trẻ bằng ống bóp giúp trẻ dễ thở hơn, không thở bằng miệng.
Cách xử lý 7: Nếu sau 1-2 ngày trẻ không giảm ho mà ho dữ dội hơn, biểu hiệu sốt cao, thở nhanh, thở rít thì cha/ mẹ nên đưa trẻ đi khám tại bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các tin khác