KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conDạy con bốn phương

Cách mẹ Tây xử lý

Cách mẹ Tây xử lý "con hư" và bài học rút ra cho bố mẹ Việt

Dạy con chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là với bố mẹ luôn phải đối mặt với những đứa con ương bướng, lắm chiêu trò, thích phá vỡ mọi quy tắc...
1. Sự kiềm chế
Một trong những điều đầu tiên trong việc đối phó với những đứa trẻ hư của cha mẹ phương Tây đó là sự kiềm chế. Khi gặp những tình huống không mong muốn, dù có tức giận đến đâu, cha mẹ cũng cần phải kiềm chế cơn giận của mình, không bao giờ la hét hoặc đối xử độc tài với con cái. Cũng không nên thúc dục con cái, gây áp lực về thời gian với chúng. Đừng làm lớn chuyện với những gì không thay đổi ngay được.

2. Phớt lờ trẻ
Khi trẻ hư, khi trẻ đang có thái độ cáu bẳn và phá phách, hãy “phớt lờ” trẻ. Những đứa trẻ hư thường sẽ tự chấm dứt hành động phá phách, ăn vạ hay mè nheo của mình nếu chúng không thấy cha mẹ phản ứng gì với hành động đó. Tuy nhiên, "phớt lờ" nhưng không có nghĩa là bỏ qua, đợi khi bé trở lại bình thường, bố mẹ nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu hành động vừa rồi của bé là chưa ngoan, tại sao mẹ lại không ủng hộ để bé hiểu được vấn đề.

3. Giải thích
Rất nhiều cha mẹ Việt đều mắc phải một sai lầm rằng luôn nói “không” với con. Cha mẹ luôn cấm đoán con không được làm điều này, không được làm điều kia. Trong khi, với tâm lý nổi loạn và tò mò của một đứa trẻ, chúng không biết tại sao lại không được làm như vậy và sự thực là chúng vẫn tiếp tục làm điều đó. Chính vì vậy, một trong những điều mà chương trình Supernanny luôn nhắn nhủ với các bậc cha mẹ là không thể chỉ nói “không” để từ chối trẻ em – chúng cần biết tại sao và như thế nào.

4. Giới hạn - cảnh báo – kỷ luật
Với mọi hành động của trẻ, cha mẹ cần sắp đặt những ranh giới rõ ràng cho trẻ. Đó là một cách để chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ, để cho trẻ hiểu rằng nơi nào, lúc nào là cần phải làm việc gì, để chúng biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó chúng sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Điều này cũng có nghĩa là không nên cho con bạn quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở nên không dứt khoát.

Đi kèm với giới hạn, đó là những lời cảnh báo. Điều đó có nghĩa là trước khi trẻ làm một điều gì đó vượt quá giới hạn, hãy cảnh báo chúng. Việc làm này sẽ giúp trẻ có cơ hội suy nghĩ lại hành động của mình và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi nó bị phạt. Điều đó tốt hơn rất nhiều việc để hành động đó xảy ra và sau đó là cơn tức giận của bố mẹ.

Cuối cùng, sau những giới hạn, khi đã cảnh báo thì đó là kỷ luật. Cha mẹ cần phải luôn kiểm soát các quy định mình đã đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ em cần hiểu ra rằng những cư xử không thể chấp nhận được của chúng sẽ dẫn đến một hậu quả nhất định: ngoan thì sẽ được khen thưởng, hư là bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý theo.

5. Khen thưởng
Nếu bạn mong muốn con biết cư xử đúng mực thì một trong những điều quan trọng nhất chính là giúp con biết được nếu con cư xử đúng mực thì con sẽ nhận được những lời khen và thậm chí là quà nữa. Những lời khen sẽ giúp gây dựng lòng tự trọng và tự tin ở trẻ. Quan trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng và đặc biệt theo từng trường hợp chứ không phải là những lời khen chung chung như “con ngoan quá” hay “con giỏi quá”, mà hãy là “sao hôm nay con trai mẹ lại ăn hết nhanh và sạch vậy” hoặc “bé con dậy sớm thật ngoan quá đi”. Lúc đó, trẻ sẽ hiểu được nó vừa mới hoàn tất tốt công việc gì. 

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Dạy con bốn phương
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp