KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conDạy con thông minh

Muốn con thông minh, bố mẹ cần biết những gì

Muốn con thông minh, bố mẹ cần biết những gì

Không ít phụ huynh nghĩ rằng khả năng thông minh của con chỉ hình thành và phát triển khi con biết đọc chữ, làm toán, được thể hiện qua các điểm 9, điểm 10. Tuy nhiên, “giai đoạn vàng” cho sự phát triển trí não của con bắt đầu từ sớm hơn thế rất nhiều.
Tại sao con hay hỏi “tại sao”?
Trong 6 năm đầu đời, đặc biệt từ 2 - 3 tuổi, trẻ thường rất hiếu động và vô cùng tò mò về thế giới xung quanh. Những câu hỏi tại sao về muôn vàn chủ đề bắt đầu được hình thành và trở thành câu cửa miệng yêu thích của trẻ. Nếu nghĩ đó chỉ là những câu hỏi linh tinh mà không để ý đến thì có thể, bạn đang bỏ qua cơ hội vàng để phát hiện tiềm năng và phát triển trí thông minh cho con.

Hãy kiên nhẫn lắng nghe những câu hỏi “vì sao” của con trẻ, bởi đó là dấu hiệu để cha mẹ có thể nắm bắt được tiềm năng của trẻ.
Trong hầu hết các báo cáo về sự phát triển của trẻ, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đều cho rằng, 6 năm đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ. Ở giai đoạn này, các tế bào não của trẻ phát triển rất mạnh mẽ và có độ năng động đạt đến mức não một sinh viên đại học cũng phải chào thua! Chính vì thế, giai đoạn này được nhiều nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng vinh danh là “giai đoạn vàng” để phát triển trí tuệ cho trẻ.

Các tế bào não của trẻ phát triển mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời.
Đây là giai đoạn mà mạng lưới tế bào não liên kết vô cùng chặt chẽ, quyết định đến khả năng tương tác và tư duy của trẻ. Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thích sờ các vật dụng để cảm nhận thế giới xung quanh. Lên 1 tuổi, trẻ sẽ bắt chước các hành động của người thân, đến 2 tuổi có khả năng suy nghĩ độc lập, không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc của mình khi lên 3 và hình thành óc sáng tạo vào năm 4 tuổi. Nếu được định hướng sớm, trẻ sẽ có cơ hội phát triển trí thông minh và các kỹ năng một cách tối ưu.

Bài học đầu tiên khi nuôi dạy con: phương pháp khoa học và dinh dưỡng hợp lí
Sự tác động của cha mẹ ở những năm đầu đời có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển, khả năng học hỏi và tư duy cảm xúc của con. Vì thế, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp ích cha mẹ rất nhiều trong việc nuôi dạy trẻ thông minh trong “giai đoạn vàng”. Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng, chỉ số IQ và khả năng thông minh của trẻ chỉ phụ thuộc 20% vào yếu tố di truyền, 80% còn lại ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, trong đó có giáo dục.

Phương pháp nuôi dạy con khoa học là yếu tố đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm. Bạn cần kiên nhẫn bên con, trở thành người bạn đồng hành của con nhằm giúp con phát triển tối ưu tiềm năng của mình. Đỗ Nhật Nam (đạt IELTS 8.0 khi mới học lớp 5 cùng vô số thành tích ngoại ngữ ấn tượng) có được khả năng ngôn ngữ vượt trội nhờ mẹ đã áp dụng những phương pháp giáo dục đúng đắn trong những năm đầu đời. Một trong những phương pháp chị Hồ Điệp – mẹ của Nam – áp dụng chính là chơi trò bột nặn cùng con.

Theo nghiên cứu, trò chơi bột nặn rất tốt kích thích vận động tinh ở trẻ, giúp con kiềm chế khả năng nóng giận và tăng cường trí tưởng tượng. Từ khi Nam được 6 tháng tuổi, chị Điệp đã bắt đầu cho Nam chơi nặn hình. Chị hướng dẫn Nam nặn bột thành tên của mình nhằm hướng con thể hiện cái tôi và hiểu về bản thân. Khi Nam biết số thì chị cùng Nam nặn những con số, dấu bằng, dấu lớn hơn, dấu nhỏ hơn…

Bên cạnh mỗi con số, chị để đồ vật có số lượng đúng với con số đó, hoặc đặt dấu giữa các con số để dạy Nam hiểu được sự tương quan giữa con số cùng số lượng và sự so sánh giá trị. Tuy nhiên, thay vì mua thì chị tự làm bột nặn cho con, cùng với sự tham gia của Nam. Các tương tác cùng con trong quá trình chế biến bột nặn, như đặt câu hỏi xoay quanh bột nặn, pha màu cho bột nặn, nhồi bột… sẽ giúp con tập khả năng tư duy, rèn tính kiên nhẫn, học cách pha màu và tăng kỹ năng xã hội.

Bên cạnh đó, với trò rối tay đối thoại, Nam được mẹ kể cho nghe những câu chuyện bằng những chú rối tay. Trong câu chuyện, chị liệt kê những đặc điểm, màu sắc, hình dáng… của nhân vật, chẳng hạn như bạn thỏ màu hồng, có tai dài, chạy rất nhanh… để con có hiểu biết về thế giới xung quanh và có vốn từ tốt hơn.

Đỗ Nhật Nam được phát triển tài năng tối đa nhờ phương pháp nuôi dạy hiệu quả của bố mẹ và chế độ dinh dưỡng khoa học.
Bên cạnh phương pháp dạy con, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn cho rằng, thiếu hụt dinh dưỡng sẽ dẫn đến sự trì trệ trong phát triển nhận thức và tư duy ở trẻ. Trẻ cần chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối để phát triển toàn diện, trong đó có phát triển trí não. Cha mẹ nên phối hợp trên 20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, đủ 4 nhóm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất.

Khi trẻ còn nhỏ, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất béo chủ yếu cho não bộ trẻ - nơi có đến 60% cấu trúc là chất béo. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, các thực phẩm như đậu nành, thịt, cá, trứng... là nguồn bổ sung dưỡng chất rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào khẩu phần của trẻ những loại sữa giàu dưỡng chất có lợi cho trí não, như DHA, ALA, ARA, Lutein, Cholin, Taurin… nếu sữa mẹ không đủ hay nếu bạn quá bận rộn.

Sữa là thực phẩm thiết yếu để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
“Giai đoạn vàng” là thời điểm quan trọng để phát triển trí thông minh của trẻ, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp và chế độ dinh dưỡng cho con. Nếu làm được điều này, hành trình nuôi dạy con của bạn và tương lai của trẻ sẽ rộng mở, tươi sáng hơn rất nhiều.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Dạy con thông minh
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp