Công thức nấu món cháo ăn dặm cho trẻ từ 4 tới 12 tháng tuổi, bé sẽ ăn "thun thút" không kịp đút; dù thấp còi mấy cũng tăng cân, đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé.
Thường thì khi tròn 6 tháng tuổi, mẹ mới bắt đầu gợi mở cho con trải nghiệm khám phá thế giới ẩm thực Việt Nam phong phú. Nhưng con dạo này tăng cân không đều, mẹ thì lại thiếu sữa nên đành ngậm ngùi để con làm quen với thực phẩm ăn dặm. Mẹ cũng biết là hệ tiêu hóa của con thơ trong giai đoạn này còn non yếu. Nhưng con cứ yên tâm, với hiểu biết đầy mình, mẹ sẽ nấu những món cháo ăn dặm vừa đủ dinh dưỡng vừa ngon hết nấc.
1. Bé nhà mình có thế ăn dặm được món gì nào?
Những món cháo ăn dặm đầu đời của bé phải nhuyễn hoàn toàn, từ lỏng tới đặc dần và đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:
Chất béo: Lidpid có nhiều trong dầu, mỡ, bơ… cung cấp nguồn năng lượng ở dạng đậm đặc và đóng vai trò giúp hấp thụ vitamin A D E K, phát triển tế bào thần kinh. Trẻ nhỏ từ 0 tới 12 tháng cần 1,5-2,3 gram/kg cân nặng/ngày.
Chất đạm: Các axit amin trong phân tử protein hấp thu từ ruột vào máu để tổng hợp thành protein đặc hiệu là nguyên liệu cơ bản hoàn thiện tế bào, cơ, xương, răng, dịch tiêu hóa, hormon. Nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi là 2-3 gram/kg cân nặng/ngày. Thực phẩm giàu đạm bao gồm trứng, sữa, đậu nành, hải sản, thịt.
Chất bột đường: Chiếm hơn 60% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn. Năm lượng cần thiết trong món cháo ăn dặm cho trẻ từ 4 tháng tuổi là từ 10-15 gram/kg cân nặng/ngày. Thực phẩm giàu tinh bột gồm khoai, gạo, đường, bắp ngô.
Vitamin và khoáng chất: Con yêu khỏe mạnh, tăng cân vun vút nhờ những món cháo ăn dặm từ rau củ quả, hạt ngũ cốc, gan. Vitamin A B1 B2 B12 C E, sắt, canxi, kẽm, đồng, mangan, phốt pho và các loại men giúp phát triển não bộ, vận chuyển oxy, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Nước chiếm tới 75% trọng lượng của cơ thể trẻ nhỏ. Nhu cầu nước trung bình hàng ngày trẻ dưới 1 tuổi cần là 120-150 ml/kg cân nặng. Vào ngày thời tiết nóng, trẻ cần được cấp nước nhiều hơn bình thường gấp 2-3 lần.
2. Cách bảo quản thực phẩm ăn dặm
Xử lý phần đồ ăn đã được xay nhuyễn chưa nấu hết đơn giản lắm. Mẹ cho vào hộp, bọc ngoài nilon, cho ngăn lạnh là có thể bảo quản được những 30 ngày cơ.
Với món dùng trong ngày luôn thì sao? Hộp nhựa, chai lọ thủy tinh là lựa chọn lý tưởng có thể bảo quản trong ngăn mát được 2 ngày.
Khi cho bé nhà mình thưởng thức các món cháo ăn dặm, mẹ nhớ hâm ấm và nêm nếm kiểm tra đã vừa nhiệt chưa kẻo con lại bỏng lưỡi thì khổ lắm. Đồ ăn không hết thì bỏ hết đi, đừng tiếc rẻ vì mầm vi khuẩn có hại lại sinh sôi rất dễ gây bệnh.
Giai đoạn đầu, trẻ cần được làm quen với đồ ăn dặm số lượng ít, xay nhuyễn mịn. Khi bé đã tiêu thụ tốt các loại trái cây, rau củ thì mẹ giới thiệu thêm vào khẩu phần món cháo ăn dặm các loại thịt nhé. Khi mọc răng, các món hải sản, đỗ, hạt (óc chó, hạnh nhân, điều) sẽ hỗ trợ giúp trẻ cứng cáp, phát triển khỏe mạnh hơn.
3. Những lưu ý khi nấu món cháo ăn dặm
Không nấu cháo bằng gạo với nước lạnh. Hạt gạo sẽ bị trương lên khiến dưỡng chất bị nở ra, tan vào nước, không giữ lại được vị thơm ngọt.
Không cho trẻ ăn đi ăn lại. Vì cháo đã bắt đầu thiu ở nhiệt độ thường sau 2 tiếng. Còn khi bảo quản trong ngăn mát, vi sinh vật gây thiu vẫn tồn tại ở dạng bào tử và chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi. Hơn nữa, nếu đun lại nhiều lần, lượng vitamin trong rau sẽ phân hủy, mất hết và mùi vị cũng khó ăn.
Không rã đông thịt bằng nước nóng. Mẹ nên rã đông bằng để ngăn mát, ngâm nước lạnh, cho vào lò vi sóng vì nếu theo cách kia, nhiệt độ cao giúp vi khuẩn có hại phát triển nhanh.
Củ quả nhiều nước. Mẹ hạn chế cất tủ lạnh. Vì nếu để lâu, các thực phẩm này sẽ xuất hiện những chấm đen, mất hẳn mùi vị. Tốt nhất là rau củ quả nên được nấu trong ngày khi còn tươi ngon.
4. Món cháo ăn dặm cho trẻ 6-9 tháng tuổi
Cháo bột: (Bột gạo tươi) Món ăn dặm cơ bản cung cấp năng lượng cho trẻ ngay lập tức, tăng cường trao đổi chất, kích thích tiết dịch vị dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa hấp thu lipid, protein tốt hơn.
Cách làm:
- Mẹ ngâm 15g gạo non khoảng 2 tiếng trong nước ấm. Sau đó xay nhuyễn với 3 thìa nước.
- Gạn hỗn hợp vào nồi, thêm 8 thìa nước, đun lửa nhỏ, khuấy đều đến khi bột sôi, dình thì để lửa thêm khoảng 2 phút.
Cháo kê: giàu vitamin B và khoáng chất carotene tốt cho mắt, da trắng sáng.
Cách làm:
- Mẹ ngâm kê theo tỷ lệ kê:nước là 1:10 trong 30 phút. Vớt kê cho vào nồi, đổ nước đun trong 40 phút đến khi nhuyễn mịn.
Giai đoạn từ 7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng nên cần bổ sung thực phẩm giàu protein từ thịt, vitamin từ rau củ quả. Bột có nấu dạng cháo xay đặc hơn.
Cháo trứng gà: Lòng đỏ trứng nghiền, thực phẩm ăn dặm dồi dào khoáng chất sắt, vitmain A D E.
Cách làm:
- Mẹ luộc trứng 10 phút, nghiền nát lòng đỏ, thêm nước đánh đều đến khi nhão. Ban đầu khi ăn, mẹ bón cho trẻ khoảng 1/8 lòng đỏ rồi tăng dần lên ¼, ½ và cả lòng.
Lưu ý: Trước khi luộc, mẹ nên đánh rửa sạch bởi vì những lỗ nhỏ li ti trên bỏ trứng chứa rất nhiều vi khuẩn. Gặp nước nóng, lỗ li ti giãn nở giúp vi khuẩn dễ dàng "đột nhập" sâu hơn vào bên trong.
Súp gà nấm và rau bắp cải: Nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp 68% nhu cầu protein. Trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung thịt gà vào thực đơn ăn dặm bởi những lợi ích như giúp phát triển cơ bắp, cải thiện hệ tuần hoàn máu, hình thành xương chắc khỏe, phát triển trí não khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
Cách làm:
- Rửa sạch thịt gà, luộc bỏ nước đầu. Cho hỗn hợp thịt xé nhỏ, rau bắp cải cùng nấm thái sợi, gạo vo 1 lần, dầu mè hầm nồi áp suất.
- Khi sôi, mẹ ninh thêm khoảng 10 phút là được.
Cháo ruốc tôm, tương Nhật: Trẻ con ăn dặm mà ăn món cháo này thường xuyên giúp xương chắc chắn, khỏe mạnh, kích thích răng mọc nhanh. Mẹ lưu ý sơ chế tôm bóc vỏ và rút sóng lưng thật sạch nhé.
- Để làm ruốc tôm ngon, con ăn cả tuần không chán, mẹ chuẩn bị 1kg tôm sú, ½ thìa café đường, 1 thìa café dầu ăn và nước tương Nhật. Tôm sú rửa sạch, để ráo, bóc chân, vỏ và rang với hỗn hợp. Khi chín, mẹ giã tôm và rang khô đến khi ngả mùi thơm, màu vàng đẹp.
- Nấu cháo nhừ, thêm rau, ruốc tôm và thưởng thức.
5. Món cháo ăn dặm cho bé từ 10-12 tháng tuổi
Bé 1 tuổi thường mọc đủ từ 8 tới 10 chiếc răng cửa nên có thể nhai được đồ ăn mềm. Nhân cơ hội này, tại sao mẹ không mở rộng khẩu vị cho trẻ bằng những món cháo ăn dặm ngon mê ly như:
Cháo sườn cà rốt: Món cháo sườn mềm tan ngay cả người lớn cũng phải thòm thèm.
- Rửa sạch, chặt miếng xương sườn. Gọt vỏ, thái lựu khoai lang, cà rốt.
- Ninh nhừ 30 phút xương sườn, khử mùi hôi bằng cách bỏ chút gừng.
- Vớt xương, bỏ cà rốt, khoai lang ninh nhừ, nghiền nhuyễn.
- Cho 1 bát gạo vào hỗn hợp rau củ quả nấu thành cháo. Gỡ thịt và trộn đều là mẹ đã hoàn thành món cháo ăn dặm ngon mê ly cho bé rồi nhé.
Cháo gà hạt sen: Món cháo ăn dặm cho trẻ có tác dụng bổ tâm, an thần, ngủ ngon, kích thích vị giác. Cách làm:
- Rửa sạch lườn, đùi gà và ướp gia vị. Sau đó, mẹ cho hỗn hợp gà, hạt sen, gạo vào nồi hầm đến khi sôi, hạ lửa liu riu khoảng 30 phút đến khi cháo đặc sánh là được.
Lưu ý:
- Nên dùng xương gà ninh nhừ lấy nước nấu cháo: nước ngọt, thơm, bé sẽ thích ăn hơn
- Nấu cháo trắng chín mới cho thịt (cá,..) xay vào, đảo đều; sau 5 đến 10 phút thì tắt bếp: không làm mất chất của thịt