KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conSai lầm khi dạy con

Những câu nói 'cực sai' bố mẹ nào cũng dùng để dạy con

Những câu nói 'cực sai' bố mẹ nào cũng dùng để dạy con

Có những câu nói cửa miệng tưởng chừng vô hại nhưng các ông bố bà mẹ đã gián tiếp làm con bị tổn thương tâm lý.
Bố mẹ rất tự hào về con!
Nhiều ông bố, bà mẹ thường dành lời khen này cho con khi chúng làm được 1 việc tốt hay đạt thành tích cao. Ban đầu trẻ sẽ cảm thấy hứng thú nhưng lâu dài, câu nói này chỉ khiến trẻ cảm thấy áp lực.

Chúng luôn bắt ép bản thân phải cố gắng nhiều hơn, đặt nặng trách nhiệm phải tạo niềm tự hào cho bố mẹ. Nhiều đứa trẻ còn nghĩ rằng: "Nếu mình không đạt thành tích tốt, cha mẹ sẽ thất vọng và không thương mình nữa".

Chúng ta đều biết rằng, khi bị áp lực, hiệu quả công việc sẽ thấp hơn bình thường, tâm lý cũng không thoải mái và căng thẳng kéo dài. Đối với con trẻ, điều này có thể làm chúng suy sụp và mất đi nét hồn nhiên vốn có.

Thay vì sử dụng câu nói trên, bố mẹ nên đơn giản hóa lời khen như: “Chúc mừng con!” một cách đầy yêu thương và trân trọng.

Đừng có cãi lời cha mẹ!
Những lúc bạn muốn con làm theo ý mình nhưng không nhận được sự hợp tác từ chúng, bạn thường buông ra câu mệnh lệnh khiến không ít đứa trẻ hoảng sợ.

Con trẻ đang phát triển, đầu óc của chúng cần được dạy dỗ một cách nhẹ nhàng và thân thiện. Chúng có rất nhiều thứ để hỏi, để nói, tranh luận và thắc mắc. Nếu muốn con không cãi lời, bố mẹ hãy cho chúng những lời giải thích cặn kẽ, vừa giúp chúng có thêm kỹ năng sống vừa cho con sự tôn trọng và gắn kết với bố mẹ tốt hơn.  

Một câu mệnh lệnh thẳng thừng có thể làm cho trẻ cảm thấy hụt hẫng và bất công. Về lâu dài, con có thể bị tổn thương tâm lý và tự kỷ. Bên cạnh đó, câu nói này vô tình ghim vào đầu trẻ suy nghĩ không tốt về người lớn. Dù chúng có nghe lời và không dám cự cãi nhưng trong đầu vẫn tồn tại sự “không phục” với chính bố mẹ mình.

Cứ chờ đó, đến lúc về mẹ sẽ xử con!
Bạn có thấy rằng, câu nói này sẽ khiến trẻ hiểu rằng chúng không bị trừng phạt ngay và điều này có thể khiến trẻ tỏ ra ít vâng lời hơn.
Đây chỉ là một cách dọa nạt trẻ được các ông bố, bà mẹ tin dùng vì nghĩ rằng nó có thể trị được con tại thời điểm đó. Tuy nhiên, bên cạnh sự lo sợ, những đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng không tốt về tinh thần và tâm trí. Nỗi ám ảnh về đòn roi, sự hồi hộp, lo lắng khi cơn thịnh nộ của mẹ sắp đến sẽ làm con khủng hoảng.

Thay vì cho con nỗi ám ảnh “rợn người”, bố mẹ nên trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay thời điểm hiện tại. Trẻ nhỏ tâm lý còn yếu ớt, nếu thường xuyên phải nghe những câu dọa nạt kiểu này sẽ không tốt cho tinh thần và tâm trí của trẻ.

Thay vì chờ đợi “xử lý” bé, mẹ nên trực tiếp chỉ ra lỗi sai và phạt con ngay thời điểm hiện tại để chúng nhớ và sửa sai ngay tức khắc.

Hồi bằng tuổi con mẹ đã… rồi!
Lời nói của mẹ vô tình khẳng định sự so sánh mẹ giỏi hơn con, khiến trẻ tự ái. Lâu dần, trẻ mặc cảm và suy nghĩ tiêu cực rằng, bản thân sẽ không bao giờ bằng mẹ và có cố gắng cũng vô ích. Từ đó, trẻ ít nói, ít thể hiện và chẳng cần tiến bộ trong cuộc sống. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách và kỹ năng sống lúc trưởng thành của con trẻ.

Cách tốt nhất là bố mẹ hãy bỏ qua câu nói này, thay vào đó, bạn nên dùng một câu nói khác động viên tinh thần, giúp trẻ cố gắng hơn trong cuộc sống.

Nhìn con người ta giỏi giang, tại sao con không được như thế!
Một vài câu nói so sánh con với những đứa trẻ khác dần hình thành thói ghen ghét và ganh tỵ trong đầu óc con trẻ. Chúng sẽ ghét những đứa bé được so sánh và ghét cả bố mẹ mình. Nuôi dưỡng thù hận là tạo sự khổ sở cho con sau này.

Khi bị tổn thương, những đứa trẻ sẽ không muốn cố gắng để làm điều tốt. Điều này đi ngược lại mong muốn của bố mẹ. Do đó, từ bỏ câu nói này ngay bây giờ và cổ vũ, động viên những thế mạnh của con để chúng phát huy trong tương lai.

Dễ thế mà con cũng sai!
Khi con làm sai một bài tập nào đó, bố mẹ buông những lời nói khinh khi nặng nhẹ, làm bé lo lắng, hoang mang và mất đi sự tự tin. Bé càng không dám hỏi những lúc không hiểu vì sợ mẹ nổi giận. Lúc này, bé bị kìm hãm sự phát triển chứ không phải tốt hơn cho con như bố mẹ vẫn nghĩ.

Do đó, khi trẻ làm sai điều gì, bố mẹ nên tìm cách giải thích rõ ràng cho con hiểu. Những bài tập sai, nên giảng giải lại một lần nữa để con nắm vững, những kiến thức nhỏ sẽ tạo thành một nền tảng lớn. Đừng chê cười, chế nhạo hay khinh khi vì con trẻ rất dễ tổn thương tâm lý. Một không khí vui vẻ và ấm áp sẽ tốt hơn cho mối quan hệ của bố mẹ và con trẻ.

Vì mẹ/ bố bảo thế!
Khi con hỏi đi hỏi lại một yêu cầu của bố mẹ, bạn thường dùng quyền làm bố, mẹ ra lệnh và bắt buộc con phải làm đúng như thế. Không cho con được phát biểu, nêu ý kiến là tự xóa bỏ quyền được phản biện của con.

Những đứa trẻ quá ngoan ngoãn không phát triển tốt như bạn nghĩ. Trẻ con sinh ra vốn dĩ thích nghịch ngợm, quậy phá và chạy lung tung khắp nhà. Đây là lúc chúng mạnh khỏe và phát triển tốt nhất. Dù có những hành động không thể chấp nhận được, bố mẹ cũng không nên thẳng thừng ngăn cấm mà hãy nhẹ nhàng nói lý do thuyết phục chúng dừng lại.

Những điều mang tính ép buộc đều khiến người thực hiện cảm thấy bất an và lo lắng.

Các ông bố, bà mẹ đã từng sử dụng những câu nói như trên để dạy con hãy từ bỏ ngay hôm nay vì tương lai của con sau này.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Sai lầm khi dạy con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982