Cần dừng ngay thói quen cho thứ này vào đồ ăn dặm của trẻ
Cần dừng ngay thói quen cho thứ này vào đồ ăn của trẻ để không gây hại tới sức khỏe của bé.
Cho dầu ăn vào đồ ăn dặm
Ăn dặm là một hành trình quan trọng không chỉ giúp bé bổ sung dinh dưỡng phát triển thể chất mà còn giúp bé học hỏi, rèn luyện, khám phá thêm nhiều kĩ năng có ý nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ vẫn mắc những lỗi cơ bản khi cho con ăn dặm.
Một trong những sai lầm mà hầu như cha mẹ nào cũng gặp khi cho con ăn dặm được BS Trí Đoàn “sửa sai” là lời khuyên nên cho 1 – 2 thìa dầu ăn vào bát cháo/bột của trẻ để cung cấp thêm chất béo, cũng như giúp hòa tan các vitamin cho trong thức ăn cho trẻ. Tuy nhiên, theo BS Trí Đoàn điều này là không nên bởi vì, chất béo làm giảm co bóp của bao tử, giảm tống xuất thức ăn từ bao tử xuống ruột. Do đó, trẻ ăn nhiều chất béo thì đầy bụng, lâu tiêu, trướng bụng, trong khi ăn rau củ quả thì rất dễ tiêu. BS khuyên, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đa dạng, chất béo có trong các loại thực phẩm khác nhau và với lượng đó là đủ để trẻ dung nạp các loại vitamin tan trong dầu, mỡ vào cơ thể.
Trẻ ngay từ độ tuổi ăn dặm cần được bố mẹ cho ăn các chất béo lành mạnh. Hiện nay, không quá khó để các bố mẹ có thể tìm thấy ở siêu thị hay các cửa hàng bán đồ trẻ em các thực phẩm được dán nhãn "ít béo" như phô mai, sữa, bánh, sữa chua, hay thậm chí cả khoai tây chiên. Một câu hỏi đặt ra là, có nên áp dụng một chế độ ăn "ít chất béo" với trẻ sơ sinh hay không? Câu trả lời tuyệt đối là "Không"!
Chất béo đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng của bé, đặc biệt trong những năm đầu đời. Chất béo có rất nhiều ở trong sữa mẹ và sữa bột - nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới một tuổi. Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi, nguồn chất béo không bão hòa, hay các axit béo thiết yếu có trong các thực phẩm như quả bơ, cá hồi... chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé.
Khuấy đảo liên tục đồ ăn dặm trong nồi
Rất nhiều mẹ có thói quen khuấy đảo liên tục thức ăn cũng như đồ ăn dặm trong nồi để ngăn ngừa cháy. Nhưng điều này không chỉ khiến đồ ăn dễ nát, nhũn khiến bé không muốn ăn mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn.
Sơ chế đồ ăn dặm quá lâu trước khi đem nấu
Rau quả sau khi được thái càng có ít thời gian tiếp xúc với không khí thì càng ít bị mất vitamin. Ngoài ra, rau quả khi được cắt thành miếng to, có ít bề mặt tiếp xúc với không khí hơn thì cũng khó bị mất chất dinh dưỡng hơn so với rau quả thái nhỏ. Thế nên khi nấu đồ ăn dặm cho con, mẹ nên tránh sơ chế thực phẩm trong thời gian quá dài, bởi nó sẽ làm hao hụt dinh dưỡng trong thức ăn dặm.
Các tin khác
Xem tất cả bài viết thuộc mục: Nội chợ