Sắt: Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy,chương trình chăm sóc thai sản đã bổ sung thuốc chứa sắt và axitfolic cũng như hướng dẫn cho thai phụ một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối và đủ dinh dưỡng.
Để tránh tác dụng phụ của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2h và giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.
Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành Vitamin A, giúp tạo ra Colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).
Phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng. Liều: 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Canxi: Một thai phụ cần 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.
Vì xương là mô sống nên hàng ngày canxi đều lắng đọng và thoát khỏi bộ xương nên rất cần canxi. Việc tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi các thực phẩm cung cấp không đủ. Trong trường hợp canxi thiếu do cơ thể không hấp thu đủ canxi (có thể do thiếu Vitamin D) hoặc do lượng đưa vào ít thì lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gẫy. Canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ tạo nhịp đập của tim, sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.
Tuy nhiên, một số thực phẩm có chứa oxalat và các loại hạt ngũ cốc chứa phytat, cả hai loại này gắn kết với canxi và sắt làm hạn chế một phần sự hấp thu của hai loại chất khoáng này. Vì thế, cũng như sắt thì nên uống canxi xa bữa ăn để tránh hiện tượng này.
Canxi có nhiều trong sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá nhỏ ăn cả xương.
Hàm lượng sắt trong 100g thức ăn ăn được ( mg/100g ):
Thực phẩm (100g ) |
Sắt ( mg ) |
Thực phẩm 100g |
Sắt ( mg ) |
Gan lợn |
12,0 |
Cùi dừa già |
30,0 |
Tim lợn |
5,9 |
Đậu tương |
11,0 |
Cua đồng |
4,7 |
Vừng |
10,0 |
Tôm khô |
4,6 |
Rau đay |
7,7 |
Cua bể |
3,8 |
Rau dền trắng |
6,1 |
Bầu dục lợn |
8,0 |
Đậu đũa ( hạt ) |
6,5 |
Mề gà |
6,6 |
Măng khô |
5,0 |
Hàm lượng Canxi (mg) trong 100g thức ăn ăn được
Thực phẩm ( 100g ) |
Canxi ( mg ) |
Thực phẩm (100 mg ) |
Canxi ( mg ) |
Rau dền cơm |
341 |
Sữa bột tách béo |
1,400 |
Rau cần ta |
310 |
Tôm đồng |
1.120 |
Rau đay |
182 |
Pho mát |
760 |
Rau ngót |
169 |
Lòng đỏ trứng vịt |
146 |
Rau muống |
100 |
Cua bể |
141 |
Acid folic: (hay còn gọi là folat) có chức năng: Cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu.
Nhu cầu acid folic:
Nhu cầu trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180-200mcg/ngày. Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng: Sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN). Acid Ribo Nucleic (ARN), và protein; Hình thành nhau thai; Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; Tăng trưởng của bào thai; và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.
Hậu quả của thiếu hụt acid folic với phụ nữ mang thai:
Lúc nào cần đảm bảo đủ acid folic:
Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vậy điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic.
Cơ quan y tế của một số nước như Mỹ, Anh, Canada đã khuyến nghị: Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có đủ 400cmg acid folic/ngày cho tất cả phụ nữ độ tuổi sinh đẻ bằng các thực phẩm có tăng cường acid folic.
Những phụ nữ nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu acid folic?
Làm thế nào để đảm bảo đủ lượng acid folic? Có các giải pháp sau: