Nhiệt miệng tuy chỉ là những tổn thương nhỏ ở miệng nhưng tác hại gây ra lại không hề nhỏ gây cản trở quá trình ăn uống của bất kì ai.
Sơ lược về bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.
Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau đơn, khó chịu khi nói chuyện, há miệng hay khi nhai do bệnh nhiệt miệng thường hay xuất hiện ở các vùng lưỡi, môi, lợi hay vùng trong má. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Trong dân gian cũng có nhiều cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và khá hiệu quả.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng lở miệng do gan
Chức năng gan suy giảm vì bệnh ở gan như nóng gan, gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan…làm độc tố không được đào thải ra ngoài, những chất độc được tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc miệng, khi hàm lượng chất độc lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết lở miệng. Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm tới 80% nguyên nhân bị lở miệng.
Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ thống miễn dịch suy giảm là các tác nhân bên ngoài dễ tấn công gây nên tổn thương tại niêm mạc miệng. Để khắc phục tình trạng này người ta thường bổ xung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng giúp bệnh khỏi nhanh hơn hẳn.
Rối loạn nội tiết
Đây cũng là một trong những tác nhân dễ gây nên bệnh nhiệt miệng lở miệng, thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai và sinh con, trẻ sau dậy thì,….
Nhiễm khuẩn
Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.
Thiếu vitamin và khoáng chất
Đôi lúc loét miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin b12, sắt, folate. Vì vậy cần nhanh chóng bổ sung 1 vài vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để cải thiện tình hình.
Nhiệt miệng do stress
Thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng buồn phiền cũng là nguyên nhân khiến bạn bị những cơn đau do nhiệt miệng hành hạ. Do vậy bạn nên tìm cách làm mình vui vẻ , yêu đời và để tâm trạng được cân bằng thoải mái nhất.
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Một số bài thuốc dân gian chữa tri nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải: Giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng. Cách làm này khá mất công nhưng lại rất hiệu quả.
Dùng nước rau ngót hòa mật ong chấm vào chỗ nhiệt miệng: Chỉ cần lấy lá rau ngót đem rửa sạch, lưu ý chỉ lấy lá, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Dùng lá húng chó chữa trị nhiệt miệng
Bạn chuẩn bị khoảng vài lá cây húng chó sau đó cho vào hạt muối vào và nhai nhỏ, nhai nát rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Thực hiện liên tiếp một ngày khoảng 3-4 lần và liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả trị lở miệng hiệu quả, hạn chế cơn đau do nhiệt miệng ! Ngoài ra lá húng chó cũng là một thảo dược tự nhiên giúp bạn chữa hôi miệng cực kì hiệu quả.
Dùng cây cỏ mực (nhọ nhồi)
Cỏ mực là một trong những loại thảo dược cầm máu, giảm nhiễm trùng rất tốt. Nhờ tính chất này mà cây cỏ mực ngoài việc dùng để cầm máu ra thì chúng còn được trị chứng lở miệng khá hiệu quả. Cách dùng đơn giản: bạn lấy lá cỏ mực đem rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt rồi hòa với một ít mật ong rồi dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ ngày.
Uống nước rau má, râu ngô hay rau diếp cá
Hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.
Uống nước chè tươi hàng ngày: Chè tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng lở miệng.
Dùng bột sắn trị nhiệt miệng: Trong đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng … Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Cách này thường giúp điều trị tận gốc không tái phát trở lại.