KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Gia đìnhSức khỏe

Tác hại khi đeo tai nghe cả ngày

Tác hại khi đeo tai nghe cả ngày

Người đeo tai nghe liên tục trong ngày có thể đối diện với nguy cơ điếc, ù tai, nghe kém... nên cần giảm tần suất, thời lượng đeo.
Tai nghe là vật dụng phổ biến trong thời đại kỹ thuật số, giúp nghe nhạc, xem phim thư giãn, tăng độ tập trung, tránh bị xao nhãng bởi tiếng ồn xung quanh... Nhưng nhiều người đang sử dụng tai nghe sai cách, gây hại cho tai. Âm thanh phát ra liên tục từ thiết bị này tác động đến màng nhĩ, có thể làm tổn thương màng nhĩ vĩnh viễn. Người đeo tai nghe liên tục còn có nguy cơ điếc tai, tăng huyết áp, tích tụ ráy tai...

Chóng mặt, đau đầu: Bạn chỉ nên nghe nhạc và nói chuyện điện thoại qua tai nghe, sau đó tháo chúng ra khỏi tai. Việc sử dụng liên tục với tiếng ồn lớn có thể dẫn đến tăng áp lực trong ống tai, gây chóng mặt, đau đầu kéo dài.

Nghe kém: Đeo tai nghe trong tai thời gian dài có thể khiến người dùng sốc âm thanh, dẫn đến mất thính lực. Về cơ bản, sóng âm thanh do tai nghe tạo ra làm cho màng nhĩ rung động. Rung động lan truyền đến các bộ phận khác của tai, bao gồm cả ốc tai và các tế bào lông. Khi tiếp nhận âm thanh, các tế bào lông bắt đầu một phản ứng dây chuyền gửi tín hiệu điện tử đến não, tín hiệu này ghi lại dưới dạng âm thanh. Tai tiếp xúc lâu với âm lượng lớn khiến các tế bào lông mất nhạy cảm với rung động, dễ bị uốn cong hoặc gấp nếp, dẫn đến suy giảm thính lực.

Nhiễm trùng tai: Sử dụng tai nghe nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào tai nghe, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng tai tăng hơn khi bạn sử dụng thiết bị này vào mùa hè và đeo tai nghe khi tập thể dục. Mồ hôi ra nhiều, gây ẩm tai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Bạn cũng nên vệ sinh tai nghe thường xuyên, khoảng 3 lần mỗi tuần, nếu có thể nên vệ sinh mỗi ngày.

Ráy tai: Sử dụng tai nghe trong thời gian dài dẫn đến sự phát triển của ráy tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các vấn đề về thính giác hoặc ù tai cũng tăng với người dùng thường xuyên.

Đau tai: Nếu bạn dùng thiết bị nghe kém chất lượng, có thể khiến tai đau, thậm chí nhức trong ống tai.

Chứng tăng âm thanh: Người bị ù tai dễ phát triển độ nhạy cảm cao với âm thanh, gọi là chứng tăng âm thanh. Bạn không nên dùng tai nghe quá một giờ mỗi ngày để hạn chế đau tai và mất thính lực.

Có nhiều thiết bị giúp bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn như nút tai bằng bọt xốp hoặc nút tai có đặc tính khử tiếng ồn để thay cho tai nghe nếu bạn làm việc trong môi trường ồn ào. Nếu công việc buộc bạn phải đeo tai nghe thường xuyên thì cũng nên cho tai nghỉ giải lao 5-10 phút sau một giờ.

Mức âm lượng khuyến cáo khi sử dụng tai nghe là khoảng 80%, trong tối đa 90 phút. Nếu phải đeo lâu hơn hơn 90 phút thì nên giảm âm lượng. Khi bạn dùng tai nghe nhưng người bên cạnh có thể nghe rõ những gì phát ra, có nghĩa bạn đang chịu áp lực âm thanh quá lớn.

Một số biện pháp khác giúp bảo vệ tai là chọn tai nghe có kích thước, hình thức và thiết kế vừa vặn. Nếu đau tai, sưng đỏ sau khi dùng, bạn nên đổi loại khác. Không nên lạm dụng thiết bị này, nếu có thể nên nghe âm thanh trực tiếp từ loa thay vì đeo tai nghe.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Sức khỏe
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982