Ốm nghén khi mang thai là triệu chứng thường gặp đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Biểu hiện của ốm nghén là mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và chán ăn. Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu này rất quan trọng vì vậy các mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Cách chữa nghén khi mang thai tránh xa các món dễ gây buồn nôn
Để tránh hiện tượng buồn nôn trong thời điểm này các mẹ nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, có mùi mạnh và có màu sắc không hấp dẫn. Thậm chí các loại thực phẩm trước đây bạn yêu thích có thể sẽ trông có vẻ không ngon miệng và làm bạn buồn nôn khi nghĩ hoặc ngửi thấy chúng.
Cách chữa nghén khi mang thai bổ sung vitamin B6
Để tránh thai nhi thiếu những chất cần thiết và các loại chất dinh dưỡng có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt v.v… Các chất dinh dưỡng bổ sung này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Do đó, hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói. Ngoài ra việc bổ sung thêm vitamin B6 sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả.
Cách chữa ốm nghén khi mang thai với gừng
Các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày.
Đừng để bụng đói cũng là cách chữa ốm nghén khi mang thai
Sai lầm của các mẹ là để bụng đói sẽ hạn chế cảm giác buồn nôn tuy nhiên đây là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu càng đói thì các mẹ càng bị nghén nặng hơn đấy. Để giảm nôn ói, mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính như bình thường. Có thể ăn thêm những món đồ vặt ưa thích.
Ăn thực phẩm giàu chất sắt
Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh. Mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có công dụng giảm ốm nghén như chuối, táo và bánh mì nướng.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt.
Nghỉ ngơi, ngủ bất cứ lúc nào
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.