Những thắc mắc thường gặp khi mang thai
Khi mang thai, bà bầu thường có nhiều băn khoăn lo lắng, trong đó 10 câu hỏi thường gặp nhất như sau:
Khi mang thai, bà bầu thường có nhiều băn khoăn lo lắng, trong đó 10 câu hỏi thường gặp nhất như sau:
1. Thích uống cà phê nhưng sợ ảnh hưởng đến thai, nên uống bao nhiêu mỗi ngày thì được?
Nhiều thai phụ không dám uống cà phê vì sợ cà phê liên quan đến sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân. Nếu không thích cà phê, việc kiêng khem khá dễ dàng. Song đó là thói quen và vốn yêu thích thức uống mê hoặc này, thai phụ sẽ khó lòng cưỡng lại.
Thực tế những nghiên cứu về lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày và ảnh hưởng lên thai kỳ còn nhiều kết quả trái ngược. Một vài nghiên cứu kết luận dùng lượng caffein hơn 200 mg mỗi ngày (tương đương cốc cà phê 350 ml) sẽ tăng nguy cơ sảy thai lên gấp đôi. Một số nghiên cứu lại cho rằng cà phê vô can trong chuyện sảy thai.
Chính vì kết quả nghiên cứu còn mâu thuẫn nên không thể khuyến cáo mỗi ngày uống bao nhiêu cà phê là tốt nhất. Lời khuyên là bạn nên hạn chế tối thiểu vì một vài nguyên do sau:
- Cà phê làm bạn khó ngủ. Có thai đã mệt rồi, mất ngủ nữa thì càng bi kịch hơn.
- Cà phê làm hồi hộp, đau đầu nhẹ, buồn nôn.
- Caffeine có tính lợi niệu, tức đi tiểu nhiều hơn. Nôn ói, đi tiểu nhiều do bàng quang bị kích thích, giờ thêm cà phê làm đi tiểu nhiều hơn sẽ bất lợi với bà bầu.
Cũng cần hạn chế trà, nước ngọt có ga, chocolate, nước tăng lực…
2. Vệ sinh âm đạo bằng cách thụt rửa âm đạo khi mang thai có an toàn?
Có thai hay không cũng không nên vệ sinh bằng cách thụt rửa âm đạo. Dù là máu kinh, tinh dịch, hay dịch âm đạo thì tự bản thân âm đạo cũng có thể làm sạch, can thiệp nhiều khi gây hại thêm.
3. Tắm hơi (sauna) hay tắm bồn nước nóng có an toàn khi mang thai không?
Mối lo ngại khi tắm hơi là tăng thân nhiệt trung tâm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hiệp hội sản phụ Mỹ khuyến cáo mỗi lần tắm hơi không quá 15 phút, ngâm bồn nước nóng không quá 10 phút. Thai phụ không nên lặn trong nước, không ngâm mình quá vai để hạn chế vùng tiếp xúc với nhiệt độ cao.
4. Khi có thai, đi massage được không?
Massage giúp thư giãn, giảm đau mỏi cơ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ cần có tư thế nằm thoải mái, không lo té ngã là được. Nên nói với người massage là mình đang có thai. Hiện nay một số nơi spa còn có nhân viên chuyên nghiệp được huấn luyện bài bản để massage cho thai phụ. Nếu có điều kiện, có thể sử dụng loại hình dịch vụ này.
5. Tập thể dục được không?
Nếu bạn vận động nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến phần bụng thì tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con.
6. Khi mang thai nhuộm tóc được không?
Thuốc nhuộm tóc có nhiều loại, nhuộm ngắn ngày, dài ngày, nhuộm vĩnh viễn... Thử nghiệm trên động vật cho thấy không gây tác hại đến thai nhi. Nhưng chỉ một lượng nhỏ hóa chất có thể thấm qua da đầu vào máu, thuốc nhuộm tóc là chất hóa học. Do đó bạn không nên nhuộm tóc trong thai kỳ.
7. Chụp X-quang khi khám răng trong thai kỳ có an toàn không?
Nếu thai nhi dưới 3 tháng tuổi, bạn không lên chụp X-quang vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Trường hợp cần chụp X-quang cho mẹ thì phải có biện pháp che chắn phần bụng bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
8. Khi mang thai, bị ốm có được uống thuốc kháng sinh không?
Bà bầu dễ mắc các bệnh thông thường như: cảm cúm, dị ứng. Lên chữa trị bằng thuốc dân gian, hạn chế dùng kháng sinh, vì thuốc kháng sinh ảnh hưởng xấu cho thai nhi, nếu phải dùng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.
9. Ăn đồ ăn tái được không?
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng yêu, do đó rất dễ lây bệnh. Bạn lên ăn những thực phẩm tươi đã được nấu chín.
10. Đau lưng khi có thai có nguy hiểm không?
Một số trường hợp cần lưu ý khi đột nhiên đau lưng tăng dần. Đôi khi bạn thấy đau từng cơn trong hay sau cơn gò, nguyên nhân do đầu thai chèn ép. Vì vậy hãy thông báo bác sĩ khám thai nếu có dấu hiệu bất thường. Ngoài ra cần hạn chế ưỡn người, đứng hay ngồi quá lâu để hạn chế đau lưng khi có thai.
Các tin khác