Khi bé tới độ tuổi ăn dặm, vì muốn con hấp thụ được thật nhiều dưỡng chất nên chị em thường ngẫu nhiên nấu chung nhiều loại thực phẩm với nhau. Tuy nhiên, một số sự kết hợp có thể khiến thức ăn triệt tiêu công dụng của nhau, thậm chí gây hại cho bé, chị em cần lưu ý.
1. Thịt bò có nhiều kiêng kỵ
100g thịt bò chứa đến 28g protein, nhiều vitaminh B12, B6, các khoáng chất như cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt...Vì biết thịt bò giàu dinh dưỡng nên chị em thường dùng cho bé ăn bằng cách kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, cần né các nguyên liệu sau bạn nhé!
– Thịt bò – Thịt heo: Thịt bò có tính ôn, trong khi thịt heo lại có tính hàn. Chính vì thế khi nấu chung, cả hai sẽ triệt tiêu giá trị dinh dưỡng của nhau.
Vì vậy, dù bé ăn nhiều nhưng sẽ chẳng hấp thụ được bao nhiêu dưỡng chất.
Thịt bò giàu dinh dưỡng nhưng cần có sự kết hợp đúng đắn khi cho trẻ ăn dặm
– Thịt bò – Lươn: Mẹ không nên nấu hai thứ nguyên liệu này trong phần ăn dặm của bé. Bởi tính chất kỵ nhau nên hỗn hợp thịt bò và lươn sẽ khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, quấy khóc.
– Thịt bò – Hẹ: Tương tự, do có nhiều thành phần xung khắc nên sự kết hợp này có thể gây khó tiêu, đầy hơi, thậm chí ngộ độc cho bé.
– Thịt bò – Đậu đen: Đậu đen có chất xơ thô, to, chính vì vậy sẽ ngăn cản việc hấp thụ chất sắt có trong thịt bò. Vì vậy, cần cách thời gian ăn hai loại thực phẩm này để chúng có thể cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể, tối thiểu là 2 tiếng.
– Thịt bò – Hải sản: Thịt bò có rất nhiều phốtpho, tốt cho xương. Hải sản lại chứa canxi và magie, giúp xương chắc khỏe. Tuy vậy, nếu cả hai kết hợp với nhau thì canxi và magie có trong thủy sản sẽ phản ứng với phốtpho của thịt bò tạo kết tủa. Vì vậy, bé sẽ chẳng hấp thu được gì sau khi ăn hỗn hợp này.
2. Thịt cùng đậu nành
Đậu nành giàu đạm cùng với phốtpho. Thịt lợn cũng là một loại thực phẩm giàu đạm và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu nấu chung với nhau, hợp chất photpho có trong đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, nhưng lại làm tăng lượng đạm không cần thiết, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
3. Thịt gà với cá chép
Cho rằng thịt gà và cá chép đều là những thức ăn bổ dưỡng nên không ít chị em kết hợp nấu cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, là một loại thịt có tính ôn, thịt gà khi kết hợp với thức ăn có tính hàn như cá chép sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới trẻ như đầy bụng, mụn nhọt.
Thịt gà và cá chép kết hợp có thể khiến trẻ bị đầy bụng và mụn nhọt
4. Cẩn thận khi dùng sữa
Sữa giàu dinh dưỡng nhưng để bé có thể hấp thụ tốt nhất, chị em không nên kết hợp với những nguyên liệu sau đây.
- Chocolate với sữa: Sữa chứa nhiều protein và canxi, chocolate chứa axit oxalic. Hai chất này khi gặp nhau sẽ hình thành kết tủa canxi oxalate không tan trong nước. Đây là chất có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc và chậm quá trình phát triển của bé.
- Sữa/sữa chua với trái cây chua: Khi sữa pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho các thành phần kết dính với nhau gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Sữa/sữa chua nên dùng trước hoặc sau trái cây chua 1 giờ, không nên dùng cùng lúc
Một số chị em cũng hay dầm trái cây vào sữa chua để đút cho bé. Hỗn hợp này sẽ khiến bé khó tiêu và có nguy cơ bị tiêu chảy cao.
Vì thế, không nên dùng đồng thời các thực phẩm trên trong thực đơn của bé. Bạn nên cho bé dùng chúng cách nhau khoảng 1 giờ.
5. Mật ong với nước đun sôi
Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Đây là một loại thức ăn cực kỳ tốt giúp bé tăng cường sức đề kháng. Các tốt nhất khi dùng mật ong là pha với nước ấm. Tuyệt đối không pha với nước đang sôi vì chất dung môi trong mật ong sẽ bị phá hoại, sinh ra quá nhiều đường andehit gốc OH, làm cho phần lớn dinh dưỡng của mật ong bị biến mất.
6. Khoai tây/ khoai lang kị cà chua
Cà chua giàu vitamin, khoai tây và khoai lang giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự kết hợp của các loại củ quả này trong khẩu phần ăn dặm sẽ khiến bé khó tiêu hóa, đầy hơi, dễ quấy khóc.
Sự kết hợp thực phẩm không đúng khiến trẻ ăn hoài không lớn
Vì vậy, các bà mẹ nên nấu cà chua, khoai tây và khoai lang trong các món khác nhau để bé có thể hấp thu chất dinh dưỡng từ chúng tốt nhất.
7. Gan động vật với cà rốt, rau cần
Trong gan động vật có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion này có thể làm cho vitamin C có trong cà rốt, rau cần bị oxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra, các loại rau, củ này còn chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic, ảnh hưởng ngược lại tới khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể trẻ.
8. Củ cải – Cà rốt
Cà rốt giàu vitamin A tốt cho mắt của bé, nhưng lại chứa nhiều enzym phân giải vitamin C-thành phần chính của củ cải trắng. Vì vậy, khi nấu chung của cải trắng và cà rốt, dù mẹ nghĩ con đã được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng trên thực tế, các dưỡng chất đã bị triệt tiêu gần hết do sự kết hợp không đúng.
Củ cải và cà rốt sẽ triệt tiêu giá trị dinh dưỡng của nhau nếu nấu chung
Khi chọn nguyên liệu nấu thức ăn dặm cho bé, mẹ cần nghiên cứu kỹ các thành phần khi hết hợp để tránh tình trạng con ăn hoài không lớn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến các hoạt động vui chơi, thể dục phù hợp nhằm giúp con có thể phát triển thể chất toàn diện.