Cách phòng ngừa sa dây rốn trong thai kỳ
Sa dây rốn là biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, dễ gây suy thai cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng thai nhi.
Trong những tuần cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường có tâm lý lơ là đến sức khỏe của em bé vì nghĩ đã gần đến ngày sinh nở, tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyên chị em vẫn cần đi khám thai thường xuyên, đều đặn theo lịch định kỳ để đảm bảo em bé không gặp bất cứ vấn đề gì.
Thực tế thì ở giai đoạn này, một biến chứng rất nguy hiểm có thể xảy ra và lấy đi tính mạng thai nhi đó là sa dây rốn. Sau dây rốn có thể xảy ra trong thời gian mang bầu hoặc trong quá trình sinh nở. Biến chứng này xảy ra với khoảng 1/10 ca sinh nở và chủ yếu là trong thời gian sinh con nhưng ở mức độ nhẹ và ít được chú ý.
Dù vậy, ở tình trạng nặng nề thì biến chứng này lại vô cùng nguy hiểm vì khi dây rốn bị nén chặt sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhịp tim của bé. Vậy sa dây rốn là gì và nguy hiểm đến mức nào?
Sa dây rốn là biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, dễ gây suy thai cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng thai nhi.
Sa dây rốn là gì?
Dây rốn đảm nhận chức năng vô cùng quan trọng là vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi. Khi dây rốn bị sa tức là cuống rốn ở trước ngôi thai. Tình trạng này dễ dẫn đến hai trường hợp:
- Một là dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu và ngôi thai.
- Hai là bị rơi ra ngoài âm đạo, tiếp xúc với môi trường không khí, dẫn đến các cơn co thắt.
Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy khiến thai nhi bị suy cấp tính.
Dấu hiệu sa dây rốn
Dấu hiệu thường gặp nhất là suy thai, bao gồm các triệu chứng như nhịp tim giảm đột ngột, huyết áp và nồng độ oxy giảm. Nếu dây rốn bị sa qua cổ tử cung trong chuyển dạ, thai phụ có thể nhìn thấy cả dây rốn hoặc cảm nhận được.
Bác sỹ chuyên môn sẽ tiến hành khám trong và đẩy đầu em bé tránh khỏi dây rốn hoặc tiến hành mổ lấy thai để bảo toàn tính mạng cho hai mẹ con.
Nguy cơ khi bị sa dây rốn
Sở dĩ sa dây rốn được coi là biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm bởi nó dễ dẫn đến suy thai cấp tính. Thai nhi bị thiếu oxy nếu không cứu chữa kịp thời có thể bị suy hô hấp, tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Dấu hiệu thường gặp nhất là suy thai, bao gồm các triệu chứng như nhịp tim giảm đột ngột, huyết áp và nồng độ oxy giảm.
Những mẹ bầu nào dễ bị sa dây rốn?
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn sau:
- Đa ối: Quá nhiều nước ối khiến em bé nổi lên trên vành cổ tử cung, làm cho dây rốn bị sa xuống.
- Ngôi thai bất thường: Ngôi thai thuận lợi nhất là ngôi đầu (đầu em bé chúc xuống cổ tử cung). Các ngôi thai khác như ngôi mông, ngôi ngang…đều có thể khiến dây rốn bị sa xuống trước.
- Vỡ ối sớm: Vỡ ối sớm trước cơn chuyển dạ cũng đẩy dây rốn xuống phía trên đầu của bé.
- Mang đa thai: Khi mang đa thai, không gian trong tử cung có thể chật chội so với bé, khiến dây rốn bị sa.
- Khởi phát chuyển dạ cũng khiến dây rốn bị sa.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị sa dây rốn?
Điều đầu tiên là mẹ cần luôn kiểm tra thai kỳ một cách thường xuyên, nhất là trong những tuần cuối nếu cảm nhận dây rốn ở trong âm đạo thì cần liên lạc ngay với bệnh viện. Trong quá trình liên lạc hãy nói rõ tình trạng nghi ngờ sa dây rốn để bác sĩ nắm được tình hình và đưa ra được chỉ định một cách nhanh và chính xác nhất.
Sau đó, mẹ nên thực hiện tư thế mặt úp xuống sàn nhà, hai đầu gối quỳ gập, bàn tay và khuỷu tay úp sát xuống sàn nhà. Mẹ tuyệt đối không rặn hay đẩy dây rốn trở lại hoặc ăn uống bất cứ thứ gì. Việc ăn uống tuy không ảnh hưởng tới sa dây rốn nhưng vì mẹ có nguy cơ phải sinh mổ nên kiêng sẽ tốt hơn.
Còn một điểm quan trọng mẹ cần nhớ đó là thời gian để cứu sống được thai nhi khi mẹ bị sa dây rốn là rất ngắn nên mẹ cần tận dụng mọi cơ hội để liên lạc được sớm nhất với các bệnh viện có đủ điều kiện mổ lấy thai.
Phòng ngừa sa dây rốn
Không chỉ vô cùng nguy hiểm mà hiện nay vẫn chưa có một biện pháp nào ngăn ngừa được sa dây rốn. Cách tốt nhất để mẹ phòng tránh chính là duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và lưu ý tới những điều sau:
- Thường xuyên khám thai đúng định kỳ để nắm rõ được tình trạng thai nhi và phát hiện sớm các bất thường trong thai kỳ. Dựa vào việc thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện được mẹ có thuộc đối tượng nguy cơ cao không, từ đó phòng tránh hiệu quả hơn.
- Thực hiện một chế độ dinh dưỡng điều độ và một lối sống khoa học bằng cách tập thể dục khi mang thai để cơ khỏe luôn khỏe khoắn.
- Chọn các bệnh viện sinh an toàn và có điều kiện sinh mổ trong những tình huống khẩn cấp.
Các tin khác