KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiBệnh thường gặp

Kiến thức về tiền sản giật trong thai kỳ

Kiến thức về tiền sản giật trong thai kỳ

Đa số các mẹ bầu ngày nay đều có sự “cảnh giác cao độ” với chứng tiền sản giật trong thai kỳ. Thế nhưng, các mẹ đã thật sự biết tiền sản giật là gì hay chưa? Và liệu những trường hợp nào thì mẹ bầu có nguy cơ phải “đối mặt” với tiền sản giật cao hơn?
Tiền sản giât được liệt vào “danh sách đen” và giữ vị trí số 1 về những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra trong thai kỳ.

Biến chứng này thường xuất hiện vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ với tỉ lệ là 5-8% mẹ bầu mắc phải và đặc biệt, tỉ lệ này là 10% đối với những chị em mang thai lần đầu.

Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là hội chứng xuất hiện khi các mạch máu co thắt và nội mạch của mẹ bầu phù dày dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể không được “tưới” máu đầy đủ. Từ đây, hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng xuất hiện như rối loạn các chất vận mạch gồm: Prostaglandin, Nitric Oxide và Endothelins. Các chất độc hại cũng “có mặt”: Cytokines, Lipid Peroxidase. Cuối cùng gây ra tăng huyết áp, thấm mao mạch làm phù và tiểu đạm. Và khi không được can thiệp kịp thời, nó sẽ bắt đầu diễn biến ngày càng nặng dần với các biểu hiện cụ thể: cô đặc máu, giảm tiểu cầu, thiểu niệu, co giật.

Sản giật là gì?
Là biến chứng cấp tính của tiền sản giật mà biểu hiện lâm sàng là các cơn co giật liên tục và kết thúc bằng việc khiến mẹ hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thai phụ sẽ tiếp tục co giật cho đến khi tử vong. Biến chứng này có thể xảy ra trước, trong và sau sinh.

Nguyên nhân của tiền sản giật
Cho đến này, vẫn chưa có một công bố cụ thể nào về nguyên nhân của chứng tiền sản giật, các bác sĩ chỉ có thể “khoanh vùng” những thai phụ có nguy cơ mắc phải cao hơn so với những thai phụ khác. Nhưng mẹ bầu cần nhớ rằng, bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng có thể “dính” vào biến chứng này, nhất là vào tuần thai thứ 20 trở đi.

Những thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn:
+ Thai phụ dưới 20 tuổi và trên 40 tuổi.
+ Ở lần mang thai trước, mẹ đã bị tiền sản giật hoặc có tiền sử bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, bị rối loạn tự miễn, bệnh tiểu đường, lupus hoặc hội chứng buồng trứng đa nang thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.
+ Người thân từng bị tiền sản giật.
+ Thai phụ bị béo phì.
+ Phụ nữ mang thai lần đầu.
+ Thai phụ mang song thai hoặc đa thai.

Hậu quả của tiền sản giật
+ Đối với thai nhi: thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng rồi dẫn đến suy thai, sinh non vì chuyển dạ tự nhiên hoặc mẹ bắt buộc phải sinh con sớm để bảo toàn tính mạng cho hai mẹ con.
+ Đối với mẹ: sau khi sinh, tiền sản giật và sản giật sẽ trở về “chế độ” bình thường. Nhưng nếu thai phụ không được điều trị kịp thời, “bệnh tình” sẽ bắt đầu có những diễn biến tồi tệ như co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp hoặc xuất huyết não và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật
+ Huyết áp bất thường
+ Vào tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, huyết áp người mẹ đột ngột tăng cao, huyết áp tối đa > 140mmHg và huyết áp tối thiểu > 90mmHg. Biểu hiện toàn thân phù, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có đạm niệu > 0,3g/l.
+ Sưng phù quá mức
+ Dấu hiệu phổ biến để nhận biết tiền sản giật nhanh nhất là việc chân, tay, ngón chân, mặt của mẹ bầu sưng phù hay còn gọi là phù nề. Dấu hiệu này sẽ khó nhận thấy khi mẹ bầu bị ở mức độ nhẹ, vì thế mẹ nên đến gặp bác sĩ để họ phân biệt giúp mẹ và khi nhận thấy cả tay, mặt của mình đều sưng phù thì mẹ nên thận trọng.
+ Đau đầu
+ Những cơn đâu đầu nặng và dai dẳng, nhiều khi khiến cho mẹ không chịu nổi chính là một trong những dấu hiệu tiền sản giật mà mẹ bầu cần lưu ý. Việc những cơn đau đầu xuất hiện sẽ chẳng có gì nghiêm trọng nếu như chúng chỉ kéo dài một vài giờ. Còn nếu như chúng kéo dài không dứt và kèm theo hiện tượng phù nề, rối loạn thị giác thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
+ Tăng cân đột ngột
Tăng cân là chuyện không thể tránh khỏi và sẽ là chuyện rất đáng lo ngại nếu mẹ không tăng cân trong thai kỳ. Thế nhưng, nếu mẹ tăng cân một cách nhanh chóng và đột ngột từ 1-2 kg/tuần thì đó có thể là dấu hiệu báo rằng mẹ bị tiền sản giật. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi đi khám thai đặc biệt là khi việc này đi kèm với triệu chứng sưng phù và đau đầu.
+ Đau bụng
Dù đau bụng hay ợ hơi, khó tiêu trong thai kỳ là chuyện bình thường, nhưng khi mẹ xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội cộng với đau lưng và vai thì mẹ cần đến gặp bác sĩ sớm càng tốt.
+ Buồn nôn, muốn ói
Đa số phụ nữ mang thai đều trải qua giai đoạn ốm nghén “tồi tệ”. Tuy nhiên, khi đã bước sang tuần thai thứ 20, mẹ bầu vẫn bị ốm nghén nặng và có thể kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng trên thì mẹ nên cẩn thận.
+ Đau lưng
Đau lưng cũng là một triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ, nhưng nó cũng sẽ là một dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tiền sản giật khi những cơn đau trờ nên trầm trọng, nhất là khi nó còn kèm theo những triệu chứng khác.
+ Lo lắng nhiều
Đừng ngạc nhiên khi lo lắng cũng là một trong những dấu hiệu tiền sản giật. Khi mẹ bầu bị tiền sản giật, họ có xu hướng sợ hãi, khó thở hoặc tâm trạng buồn chán… Nếu mẹ thấy những điều này ngày một nghiêm trọng đi kèm với những dấu hiệu bất thường trên thì nên nói với bác sĩ.
+ Rối loạn thị giác
Trong thai kỳ, nếu mẹ đột nhiên bị giảm tầm nhìn, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, rối loạn thị giác thì phải cẩn trọng vì đây là những dấu hiệu có thể báo trước mẹ bị tiền sản giật. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có thể.

Nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên thì mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Cách phòng tránh tiền sản giật
Cho đến này, vẫn chưa có một công bố cụ thể nào về nguyên nhân của chứng tiền sản giật, vì thế, mẹ bầu không thể biết được cách phòng tránh an toàn. Biện pháp tốt nhất hiện nay là quản lý thai kỳ chặt chẽ, bác sĩ sẽ cần sự thông tin đầy đủ về tiền căn bản thân của người mẹ và điều trị tốt các bệnh lý đi kèm nếu có như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống và dinh dưỡng đầy đủ trong khi mang thai.

Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu tiền sản giật khi có sự thay đổi về huyết áp và bất thường khi có sự xuất hiện đạm trong nước tiểu, là yếu tố quyết định để có kế hoạch càng thiệp sớm.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Bệnh thường gặp
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982