Đau bụng dưới khi mang thai
Trong suốt thời kì mang thai các mẹ sẽ phải trải qua nhiều cơn đau bụng khi mang thai nặng nhẹ khác nhau do nhiều nguyên nhân.
Mức độ nguy hiểm đau bụng dưới khi mang thai tùy thuộc các triệu chứng và dấu hiệu đi kèm theo nó. Để hiểu rõ hơn và triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả bà bầu nên tham khảo những kiến thức sau:
Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Như đã nói dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Những tuần đầu của thai kỳ, các mẹ sẽ cảm thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Ngoài ra triệu chứng đau bụng xuất hiện nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường.
Nhưng khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Vấn đề này cũng hết sức bình thường.
Tuy nhiên nếu đau bụng dưới khi mang thai mà kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ:
- Đau kéo dài và đau dữ dội
- Có chảy máu âm đạo
- Sốt cao, co giật
- Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu.
Cách khắc phục triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai
Khi có những dấu hiệu đau bụng kèm theo những hiện tượng như trên thì bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bởi đó mà dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai báo động mức nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ có những triệu chứng đau bụng bình thường bạn chỉ cần khắc phục như sau:
- Ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
- Khi thức dậy hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.
- Không nên ngồi thường xuyên hãy đi lại vận động nhẹ nhàng.
- Vào thời điểm mùa hè nóng nực hãy uống đầy đủ nước. Nếu có thể hay bổ sung nước dừa và nước mía cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ những thực phẩm tốt cho bà bầu mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
Ngoài ra hãy luôn nhớ thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên cho bác sĩ khám trực tiếp.
Các tin khác