Xin chia sẻ với các mẹ một số mẹo dân gian hay, có thể áp dụng được cho bé sơ sinh
1. Chữa bớt xanh, đỏ, đen: Dùng tôm tươi bóc vỏ
Một số bé, khi mới sinh ra đã có bớt ở trên mặt, bớt màu xanh thì có thể phai dần khi bé lớn, bớt màu đỏ và đen thì sẽ không bị phai đi. Xin giới thiệu cách chữa như sau:
Mua tôm đồng tươi, loại vừa phải, bóc vỏ, chà trực tiếp tôm lên chỗ có bớt. Cũng có thể dùng tôm tươi đã bóc vỏ, nhúng vào nước chanh pha loãng để trà lên bớt. Mỗi ngày trà từ 3 đến 5 con tôm, trong khoảng 10 đến 15 ngày bớt sẽ mất. Áp dụng cho những trẻ mới sinh bị bớt.
2. Bé ngủ hay bị giật mình, khóc (khóc dạ đề): Dùng lá trầu hơ nóng
Trong 3 tháng đầu mới sinh, bé hay khóc đêm, giật mình. Lấy lá trầu không, hơ qua lửa, để nguội (khi còn ấm), đắp lên rốn cho bé lúc bé ngủ.
3. Bé bị đầy bụng, táo bón khó đi ngoài: Dùng mật ong
Dùng tăm bông chấm vào mật ong, thụt nhẹ vào lỗ đít của bé. Hoặc dùng ngọn rau mùng tơi đã bóc vỏ để thụt đít cho bé.
4. Bé bị sốt: Dùng lá trầu tươi
+ Dùng lá trầu không: rửa sạch, cắt lấy 2 miếng 5x5cm, dán vào 2 bên thái dương cho bé. Khoảng 1h sau, khi lá trầu không khô, bong ra thi bé đã được hạ sốt. Hoặc có thể cho bé uống nước rau dấp cá để hạ sốt
+ Bé bị sốt cao mẹ có thể giã lá nhọ nồi hoặc diếp cá cho bé uống để nhanh chóng hạ sốt. Đồng thường mẹ cũng có thể cho bé xát chanh vào lưng, khủy tay, khủy chân và bẹn hững vùng da mỏng để giúp bé hạ nhiệt độ nhanh chóng.
Bé đi tiêm phòng về bị sốt: lấy lát khoai tây đắp vào chỗ tiêm để hạ sốt.
5. Bé mọc răng không bị sốt
Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức. Khi bé được 3 tháng 10 ngày, các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch (bé trai thì dùng 7 lá, bé gái dùng 9 lá), cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.
Sau khi trẻ bú được khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.
6. Bé đi ngoài phân sống
Bé đi ngoài phân sống là hiện tượng bé "ăn gì ra nấy", phân lẫn thức ăn và bốc mùi chua, đôi khi có bọt. Nếu tiến hành làm xét nghiệm cặn dư, bạn sẽ thấy trong phân của bé vẫn còn nhiều chất đạm, tinh bột và mỡ.
Nhiều nguyên nhân khiến bé đi ngoài phân sống, trong đó chủ yếu là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Vì vậy, mẹ đừng vỉ quá lo lắng mà vội vàng cho bé uống kháng sinh kẻo làm tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của con. Đối phó với tình trạng này, mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian thân thiện với hệ tiêu hóa của bé dưới đây.
Bài thuốc từ chuối và cà rốt
Chuối và cà rốt là món ăn quen thuộc khi bé mới bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6 cùng các dưỡng chất thiết yếu khác giúp bé dễ hấp thụ. Đặc biệt, chuối còn là loại quả giàu prebiotic thúc đẩy sự tăng trưởng của lợi khuẩn có trong ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Trong khi đó, chất xơ của cà rốt có thể hỗ trợ hoạt động đường ruột của bé diễn ra suôn sẻ. Kết hợp các ưu điểm của hai loại củ quả này với nhau, bạn sẽ có thể cải thiện đường tiêu hóa, loại bỏ hiện tượng đi ngoài phân sống của bé rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Hấp chín nhừ một củ cà rốt để nguyên vỏ (đừng quên rửa thật sạch nhé). Sau khi cà rốt đã nhừ, bạn đem xay nhuyễn với chuối, thêm một vài hạt muối. Cho bé dùng vào giữa các bữa ăn chính, dùng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc từ hồng xiêm xanh
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bài thuốc dân gian từ hồng xiêm xanh có thể trị phân sống rất tốt cho trẻ em, kể cả người lớn. Khi còn xanh, hồng xiêm chứa nhiều tannin có tác dụng rất tốt đến hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện: Dùng một quả hồng xiêm xanh khoảng 20g, rửa sạch, rồi cắt thành các múi cau mỏng. Đem đun với 200ml nước và cho bé uống mỗi ngày 2 lần. Uống trong vòng 2 ngày, tình trạng phân sống sẽ giảm.
7. Bé bị nanh sữa:
Lấy cỏ mực (cỏ nhọ nhồi) giã nhuyễn, lấy nước rơ lưỡi cho bé, những nanh sữa sẽ xẹp dần xuống
8. Bé bị ho:
Lấy 1 phần của quả lê (lấy cả vỏ) hoặc quả quất và lá hẹ hấp cách thủy với mật ong, cho bé uống nước lê hấp mật ong, bé sẽ khỏi ho.
9. Bé bị nấc
Lấy 1 mẩu chiếu cói (khoảng 1 cm), cắn dập 1 đầu rồi dán lên trán bé, 1 lúc sau bé sẽ hết nấc
10. Bé bị cứt trâu ở đầu
Dùng lá chè tươi nấu nước, gội đầu cho bé. Cứt trâu sẽ biến mất, da đầu sáng bóng.
11. Khi người nhà đi đám về (đám ma, đám cưới, chỗ đông người)
+ Trước khi vào nhà thì đốt lửa, hơ qua chân tay, tắm rửa sạch sẽ trước khi bế bé. Nếu có người đến thăm, khi ho ra về, bé quấy khóc thì lấy 1 con dao để dưới gầm giường.
+ Nếu bế bé đến chỗ đông người thì lấy lá trầu vo nát bỏ vào túi áo của bé.
+ Nếu bé ra ngoài, về nhà buổi tối thì lấy nhánh tỏi cho vào túi áo của bé.
12. Bé bị cảm cúm, chảy nước mũi
Lấy tép tỏi nướng, giã nát hòa với nước cho bé uống 2 lần/ngày
13. Chữa bé bị vặn mình gồng đỏ mặt
Mẹo dân gian chữa bé vặn mình gồng đỏ mặt đó là mẹ cần lấy một chiếc dây thừng buộc bò cắt 1 đoạn rồi vứt vào gầm giường. Tuy nhiên đây chỉ là cách chữa mẹo đa phần nguyên nhân khiến bé vặn mình ngủ không ngon giấc là do bị thiếu canxi. Nên mẹ lưu ý bổ sung canxi cho con nhé.
Xem chi tiết tại đây