KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conChăm sóc trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc thật tốt cho các trẻ sơ sinh 4-5-6 tháng tuổi

Cách chăm sóc thật tốt cho các trẻ sơ sinh 4-5-6 tháng tuổi

Cha mẹ nên biết là khi con trẻ vào khoảng 4 tháng tuổi thì chúng đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh.
Chính vì thế mà việc chăm sóc bé con vào giai đoạn này cần rất nhiều sự quan tâm và đầu tư về thời gian lẫn công sức để đảm bảo mọi điều tốt nhất có thể cho bé. Và vấn đề đặt ra là phải có định hướng cho việc chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần. Những hướng dẫn được chia sẻ kì này hi vọng có thể giúp bố mẹ được phần nào để bổ sung vào kiến thức nuôi con tốt hơn.

Hãy tham khảo những hướng dẫn mang tính khoa học bên dưới đây để có thể giúp con trẻ phát triển khỏe mạnh hơn về mọi mặt nhé!

Sự phát triển của bé 4 tháng tuổi
Bé 4 tháng tuổi rất thích mở to miệng cười và ngắm nhìn mọi người xung quanh, nhất là khi có ai hỏi chuyện bé.

Giai đoạn này, bé có xu hướng quan tâm đến những âm thanh, hình ảnh từ bên ngoài môi trường (đôi khi nhiều hơn cả việc được bạn cho bú).
Nếu bé có thói quen lười ăn nơi đông người, bạn thử cho bé tập trung bú trong phòng ít ánh sáng, yên tĩnh hoặc bạn có thể dùng một chiếc khăn mỏng, che khuất tầm nhìn của bé để khuyến khích bé không lơ là bú mẹ.

Những lúc rỗi rãi, bạn nên trò chuyện, cười đùa với bé nhiều hơn. Nếu bạn khẽ nhăn mũi, chun miệng hoặc nhìn “chằm chằm” vào bé, bé sẽ nhanh chóng học và bắt chước theo điệu bộ này từ bạn. Đổi lại, khi bé chóp chép miệng tạo thành âm thanh, bạn cũng có thể làm lại như thế với bé để gây sự chú ý.

Thời điểm này, bạn có thể sử dụng những câu hội thoại dài hơn khi giao tiếp với bé để giúp bé làm quen sâu hơn với ngôn ngữ. Bạn thử chọn một cuốn sách tranh có hình minh họa thật đẹp và bắt đầu đọc cho bé.

Chăm sóc giấc ngủ cho bé
4 tháng tuổi, nhiều bé có thể ngủ liền một giấc dài khoảng 6-8 giờ đồng hồ mỗi đêm. Nhiều bé vẫn có xu hướng tỉnh giấc giữa chừng vì nhu cầu bú đêm nhưng bé cũng rất dễ ngủ ngoan lại ngay sau đó.

Bạn nên lưu ý một số điểm sau để xây dựng lịch trình ngủ giấc liền mạch về ban đêm cho bé.

Xây dựng giờ ngủ cố định cho bé: Đến giờ ngủ, bạn có thể đọc sách, hát ru cho bé. Điều này sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện tự nhiên cho mỗi lần đi ngủ của bé. Hơn nữa, việc ngủ đúng giờ còn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể bé ngay từ khi còn nhỏ.

Bạn nên đặt bé ngủ an toàn trên cũi hoặc giường. Bạn cũng có thể thắp một ngọn đèn nhỏ để bé không hoảng hốt nếu bỗng nhiên phải thức giấc giữa chừng mà không có cha mẹ bên cạnh.

 Khi bé chợt thức giấc, bạn nên dỗ dành bé một chút để xem có phải bé khó ngủ là vì đói không. Nếu bé đói, bạn nên cho bé bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt để bé có thể quay lại ngủ nhanh sau đó. Giai đoạn này, bạn có thể áp dụng chế độ cắt giảm tần suất bú đêm ở bé mà vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho bé mỗi ngày.

Chăm bé ăn
Sữa mẹ và sữa bình vẫn là nguồn dưỡng chất chính của bé ít nhất khi bé bước vào tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi). Giai đoạn tăng trưởng này ở bé, bạn cũng không cần thiết phải bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác cho bé. Bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn yếu; hệ xương, đặc biệt là xương hàm của bé chưa đủ cứng cáp để nhai hoặc nuốt thức ăn dặm. Vì vậy, việc cho ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ với hệ tiêu hóa và tình trạng dị ứng thức ăn ở bé.

Những lưu ý an toàn cho bé
Bé có thể bị ngã: Bé đã cử động được khá nhiều; do đó, bạn không nên đặt bé trên giường hoặc trên bàn một mình. Nếu bạn bận việc, tốt nhất, bạn nên đặt bé trong cũi hoặc trên mặt phẳng đảm bảo độ an toàn và không làm bé ngã.

Bé có thể bi bỏng: Bé có khả năng cầm, nắm hoặc tóm lấy đồ vật trong cự ly gần; vì vậy, bạn nên tránh những cốc nước nóng, những loại đồ chơi chất liệu kém an toàn xung quanh bé.

Loại trừ những đồ vật nhỏ: Thói quen cầm đồ vật và cho vào miệng đã được nhiều bé thực hành ở giai đoạn này. Bạn nên dọn dẹp những đồ vật nhỏ xung quanh chỗ bé nằm để phòng tránh nguy cơ hóc cho bé.

Lưu ý với ghế ngồi trên xe ôtô: Bạn không nên đặt bé theo kiểu nửa nằm nửa ngồi trên ghế ôtô riêng hoặc taxi. Bởi vì hệ xương cổ của bé lúc này còn khá yếu, cộng với chuyển động của ôtô có thể gây chấn thương cho bé. Kiểu ngồi một mình trên ghế ôtô chỉ thích hợp khi bé lớn hơn. Nên chuẩn bị ghế riêng cho bé hoặc bạn bế bé khi đi taxi.

Lưu ý với trang phục: Bạn tuyệt đối tránh để bé “chật cứng” trong những bộ quần áo gò bó vì điều này có thể làm bé ngạt thở.

Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người
Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.

Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.

Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.

Bé học cách cầm nắm đồ vật
Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.

Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.

Bé học cách lật
Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.

Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.

Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.

Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.

Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Khi cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa.

Chế độ ăn cho bé 4 tháng tuổi
Bé 4 tháng tuổi chỉ uống sữa mỗi ngày khoảng 1200 ml sữa, mỗi lần bé bú từ 150 ml đến 180 ml sữa, ngày bú 6-7 lần, sau uống sữa bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng, không nên cho bé uống nhiếu nước bé sẽ lười bú, được như vậy bé sẽ phát triển tốt về trí não ,cân nặng và chiều cao.

Đối với tháng tuổi của bé, chỉ nên bú sữa mẹ khi nào thiếu sữa mẹ mới bú sữa ngoài. Đến 6 tháng tuổi thể chất của bé mới sẵn sàng để ăn dặm..
Bé 4 tháng tuổi – Phát triển cơ thể và vận động

Trong tháng thứ 4, bé có một sự phát triển rất vượt trội về khả năng kiểm soát những cử động của đầu và các chi. Sau khi bé lật lại nằm sấp, bé có thể nâng đầu lên, chống đỡ bằng hai cánh tay để nâng ngực lên và quay đầu. Bé sẽ giữ yên ở tư thế này trong giây lát.

Sự phát triển của đôi chân
Chân của bé thẳng ra hơn sau mỗi tuần trôi qua. Bé có thể duỗi thẳng chân ra khi được ẵm đưa lên, và bé cố gắng nhấn bàn chân xuống bề mặt phẳng. Bé thậm chí có thể đưa chân bước khi được ẳm ở tư thế đứng thẳng, đôi khi bé làm động tác này như một phản xạ tự nhiên. Lúc này, bố mẹ có thể giúp đỡ để tăng khả năng tập đứng của bé. Cho bé mang tất và mặc tã. Đặt bé nằm ngửa. Giữ lưng và một bên sườn của bé, sau đó nhẹ nhàng đỡ bé dậy ở tư thế ngồi, bố mẹ phải chắc chắn cổ của bé có một lực đỡ đủ để chống đỡ được đầu. Tiếp theo đỡ bé lên ở tư thế đứng cân bằng và giữ hai bàn chân bé sát sàn nhà. Bố mẹ nên chú tâm khi tập cho bé vì có thể bé sẽ té khi nhấc một chân lên.

Sức mạnh của cổ
Cơ thể của bé đang dần tập trung nhiều sức mạnh ở cổ. Bây giờ cổ đã chống đỡ được đầu nên bé có thể quan sát thêm thế giới bên ngoài. Bé vẫn còn cần bố mẹ đỡ sau lưng khi bé ngồi, nhưng bé đang cố gắng học cách để điều khiển được đầu của mình. Để giúp bé tăng sức mạnh ở cổ, đặt bé trong lòng và kéo bé ra xa bạn vài cm. Cổ bé có thể nâng đỡ đầu mà không phải tựa vào bạn. Sau đó nhẹ nhàng đặt bé trong lòng để đầu bé có thể tựa vào bạn.

Vẫy cánh tay
Trong khi chân và cổ của bé đang phát triển và trở nên mạnh hơn thì cánh tay của bé cũng vậy. Bé thích vẫy cả hai cánh tay cùng một lúc, huơ hai cánh tay lên xuống, nhưng bây giờ bé đang luyện tập để điều khiển những hành động chính xác hơn. Muốn giúp cho bé mau biết điều khiển hai cánh tay, hãy dành cho bé thật nhiều cơ hội di chuyển và vẫy cánh tay. Tư thế tốt nhất là đặt bé ngồi tựa vào lòng hoặc nằm ngửa. Khi bé giơ cánh tay thì bắt chước làm theo cử động của bé, sau đó nhẹ nhàng di chuyển một cánh tay và nhìn xem bé sẽ làm gì với cánh tay còn lại.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi, bạn cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của bé, để sau 6 tháng đầu đời bú sữa mẹ hoàn toàn bé bé có thể quen với việc ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.

1. Chế độ ăn hợp lý cho bé 5-6 tháng tuổi
Nếu bạn có ý định cho bé ăn thêm bột bằng thìa, thì bạn nên chọn loại thìa phù hợp cho bé. Nếu bạn cho bé ăn bột bằng loại thìa phù hợp, bé biết cách lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong khoang miệng và nuốt thức ăn qua cổ họng. Giai đoạn này, xương khớp cổ của bé đã cứng cáp hơn. Bé có thể ngồi vững trong lòng cha mẹ mỗi lần bạn cho bé ăn.

2. Chế độ sữa dành cho bé
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong 6 tháng đầu đời của bé, bạn nên nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu muốn bổ sung thêm sữa ngoài, bạn nên chọn sữa công thức. Bởi vì, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thụ và ít xảy ra quá trình dị ứng sữa.

Bạn không nên dùng sữa đặc có đường, sữa bò tươi, sữa bột nguyên kem hoặc những loại sữa công thức khác không phù hợp với độ tuổi của bé. Ngoài ra, bạn nên lưu ý cách pha sữa cho bé: Trên bao bì mỗi nhãn sữa riêng biệt đều có in kèm thông tin chỉ dẫn cụ thể số thìa, tỷ lệ nước để bạn pha sữa một cách hợp lý cho bé.

Việc bạn pha sữa quá đặc hoặc quá loãng đều có ảnh hưởng không tốt tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.

Sữa quá đặc có thể khiến bé hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết, bé tăng khả năng bị thừa cân.

Nó cũng “ép” thận của bé làm việc quá mức hoặc khiến bé dễ mắc phải chứng táo bón.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên pha sữa quá loãng vì sữa loãng sẽ khiến bé nhẹ cân do không được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Khi pha sữa, bạn nên dùng thìa nhựa đính kèm hộp sữa, không nên vun đầy thìa sữa mỗi lần đong sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun sôi sữa của bé; bởi vì, nhiệt độ cao sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt.

Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn.

Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.

Bạn vẫn nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu: khoảng 2-3 giờ một cữ bú (tương đương 500-800ml sữa/ngày,chưa kể sữa ngoài).

Một vài lưu ý nhỏ khi bạn cho bé ăn dặm:
Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh,đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.

Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.
Bạn không nên nêm đường vào bát bột của bé. Việc thừa đường có thể làm tăng men chua trong dạ dày, khiến bé dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
Khi ấy, bột có thể cản trở sự hấp thu canxi, dẫn tới hiện tượng còi xương. Điều này giải thích vì sao nhiều bé trông bụ bẫm nhưng vẫn bị bác sĩ chẩn đoán là mắc chứng còi xương.

Bạn không nên cho bé ăn quá thừa dưỡng chất: Giai đoạn này, bé cần đủ dinh dưỡng để phát triển nhưng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé dễ bị rối loạn. Nhiều người mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ cho bé ăn nhiều thịt, cá để bé tăng trưởng tốt. Điều này hoàn toàn phản tác dụng; bởi vì, việc dư thừa chất đạm có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Kết quả, bé có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân. Tỷ lệ chất đạm của bé là khoảng 4g/1kg thể trọng.

Một số món hoa quả cho bé 5-6 tháng tuổi:
Đu đủ hoặc bơ , bạn nên nạo nhuyễn bằng thìa, loại bỏ hết hạt (với đu đủ) và cho bé thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm sữa chua vào món hoa quả tươi này.

Dưa hấu: Bạn bỏ hạt, xay nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.

Táo : Bạn có thể ép lấy nước và cho bé uống.

3. Phát triển của bé 5 tháng tuổi
Bây giờ bé đã có các cử động hoàn toàn tự chủ và có thể bắt đầu dùng tay chân để điều khiển cơ thể bằng động tác lật người từ trước ra sau. Bé nhận thức rõ hơn về các tình huống mới, có thể phát hiện sự thay đổi trong bầu không khí và tâm trạng người đối diện và biểu hiện thật sự các cảm giác của mình. Với trình độ phối hợp các động tác và sự hiểu biết cao hơn, bé bắt đầu đáp ứng tích cực hơn với các đồ chơi và trò chơi mới.

Đồ chơi
Treo bên cạnh giường bé gương không vỡ.
Bóng mềm, kể cả bóng phát ra tiếng nhạc vui tai.
Những đồ chơi hình con vật phát ra âm thanh.
Những đồ chơi mà bé có thể cầm được để luyện tập khả năng cầm nắm cho bé.
Những đồ chơi phát ra âm thanh, như lục lạc, trống tay…
Những sách có hình vẽ đẹp.

Cảnh báo
Trong tháng này, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu chậm phát triển dưới đây thì phải nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra hoặc tìm chuyên gia để được tư vấn.
Khi ngồi tựa vào vật mà đầu bé vẫn ngã ra sau.
Vẫn chưa biết lật cả hai bên như lật sang trái hoặc sang phải.
Không thể tự phát ra tiếng cười.
Rất khó đưa đồ vật vào miệng.
Khi tỉnh giấc lúc nửa đêm, bé rất khó ngủ lại.
Tiêm vac-xin:
Vac-xin DTP: mũi thứ 3 sẽ tiêm trong tháng này, cũng là mũi cuối cùng.

Cấm kị:
Không được lắc lư bé, để tránh gây chấn động não.
Không được can dự quá nhiều vào tư thế ngủ của bé.
Không nên chọn mua những đồ chơi dễ vỡ.

4. Chế độ ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Bạn có thể tham khảo chế độ ăn cho trẻ 6 tháng tuổi như sau:
1. Bú mẹ ngày 6 – 8 bữa (theo nhu cầu của trẻ), tương đương với khoảng 500ml sữa
2. Bột loãng ngày 1- 2 bữa (Một bát bột loãng là bột nấu theo tỉ lệ 2 thìa cà phê bột xay nấu với 200ml nước cộng với 1 thìa cà phê thịt hoặc tôm xay nhỏ, hoặc 1/2 lòng đỏ quả trứng gà, hoặc 02 qủ trứng chim cút cộng 01 thìa mỡ hoặc dầu ăn, cộng vơí 1thìa cà phê lá rau xanh xay nhỏ. Còn nếu thay 200ml nước trắng bằng 200ml sữa đậu nành, hoặc 200ml nước lọc cua thì không cần cho thêm chất đạm);
3. Nếu mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa thì cho trẻ ăn sữa nhân tạo phù hợp với lứa tuổi, tương đương với khoảng tối thiểu là 500ml sữa/ ngày, được pha chuẩn theo công thức ghi trên vỏ hộp của từng loại sữa; Nếu trẻ không chịu bú bình bạn có thể đổ sữa bằng thìa cho trẻ.
4. Uống nước hoa quả 2 – 3 lần trong ngày.

Với các trẻ sơ sinh vào giai đoạn phát triển từ 4-5-6 tháng tuổi là những độ tuổi nhạy cảm nhất. Bên cạnh việc phát triển về tinh thần thì các bé cũng cần có sự phát triển toàn diện về trí tuệ. Việc chăm bẵm các bé không phải là ngày một ngày hai. Nếu không có chút kiến thức gì về việc chăm trẻ trong những giai đoạn này thì chắc chắn sẽ rất khó khăn cho các bậc làm cha làm mẹ. Chính giai đoạn này là giai đoạn khá quan trọng để định hướng lại khẩu phần ăn của trẻ mà cha mẹ nên cân nhắc và lưu ý thật kĩ. Mong rằng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc làm cha làm mẹ trong việc nuôi dạy bé yêu khôn lớn từng ngày.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Chăm sóc trẻ sơ sinh
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982