KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conChăm sóc trẻ sơ sinh

Kinh nghiệm hay khi cho con bú

Kinh nghiệm hay khi cho con bú

Cho bé bú tưởng chứng là việc mang tính bản năng của người mẹ, tuy nhiên đó vẫn là điều cần học hỏi, nhất là với người lần đầu làm mẹ. 
Dưới đây là những kinh nghiệm để bạn cho bé bú khéo léo và an toàn hơn.

1. Phân biệt lúc bé no hoặc muốn nghỉ lấy sức
Thông thường, thời gian cho mỗi cữ bú của bé kéo dài 10 - 20 phút. Bạn có thể xác định bé đã no hay còn muốn bú tiếp bằng cách quan sát. Khi bé ngừng bú, khép miệng lại và quay mặt khỏi bầu vú mẹ, dấu hiệu này cho thấy bé đã bú no hoặc muốn nghỉ giữa hiệp. Bạn cứ để bé  nghỉ trong giây lát trước khi cho bé bú tiếp. Nếu thực sự no, bé sẽ có biểu hiện kháng cự mạnh mẽ hơn.

2. Tăng chất lượng của sữa
Để tăng chất lượng sữa, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách nên duy trì một chế độ thực phẩm đa dạng để tăng cường sức khỏe bản thân và nâng cao chất lượng sữa. Bạn cũng không nhất thiết phải uống nhiều sữa trong thời gian này. Để hai vú tiết sữa đều, bạn nên luân phiên cho bé bú: nếu lần này bé bú bên ngực phải thì lần kế tiếp bé sẽ bú bên ngực trái.
 
3. Khi nào cho bé bú và bú bao nhiêu lần?
Quấy khóc thường là dấu hiệu cuối cùng khi bé đói. Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bé đói là bé dễ bị kích thích, có vẻ muốn tìm kiếm, đôi môi mấp máy. Bạn nên cho bé bú bất cứ khi nào bé cần theo nhu cầu của bé. Tần suất cho bú trung bình của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên là 8-12 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ đồng hồ. Bé 2-3 tháng tuổi có nhu cầu bú khoảng 6-8 lần mỗi ngày.

4. Tư thế co con bú đúng
Khi cho bú, tư thế bú đúng rất quan trọng. Mẹ bế bé sát vào lòng sao cho đầu, thân mình bé thẳng hàng để bé được thoải mái, bú được lâu hơn. Mẹ cũng nên ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất. Khi bú, cho bé ngậm sâu vào quầng vú, miệng bé mở rộng, môi dưới của trề hẳn ra, cằm chạm vào vú mẹ, má bé căng phồng. Như vậy, bé sẽ mút được nhiều sữa hơn và cũng kích thích vú mẹ tiết sữa nhiều.

Mặt khác, cách ngậm vú như vậy sẽ giúp không khí không lọt vào bên trong gây đầy bụng cho bé. Bú hết vú bên này thì mới chuyển sang vú bên kia để đảm bảo bé bú được những lượt sữa tốt nhất và mẹ cũng tăng khả năng tiết sữa. Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và bạn có thể nghe tiếng nuốt “ực” của bé.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Chăm sóc trẻ sơ sinh
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp