Bí quyết giúp mẹ cho con bú dễ dàng
Đối với nhiều phụ nữ, có một điều bất ngờ là việc cho con bú thỉnh thoảng có thể khiến họ cảm thấy đau. Tuy nhiên, hiểu rằng đây là những trường hợp không thể tránh khỏi, để giúp bạn có thể dễ dàng chấp nhận và vượt qua những cơn đau này hơn hãy nội dung dưới đây nhé
1. Chuẩn bị tư thế
Đầu ti nứt nẻ có thể do bé bắt đầu ti không chuẩn. Mẹ nên dùng ngón cái và ngón trỏ véo nhẹ xung quanh quầng vú, đồng thời xoa bóp, gây áp lực lên toàn bộ phần ngực. Điều này giúp đầu ti và quầng xung quanh trông phẳng hơn, nhờ đó bé sẽ ngậm trọn quầng vú và tựa vào người mẹ dễ dàng hơn. Mẹo này đặc biệt hữu ích cho các mẹ có vòng 1 nảy nở “quá mức” sau khi sinh đấy nhé!
2. Cù nhẹ vào má bé yêu
Các bà mụ đã trao cho bé bản năng tuyệt vời là có thể xoay đầu về phía mẹ, mở to miệng và ngậm ti nếu mẹ cù nhẹ vào má của bé. Tuy vậy, khoảng thời gian miệng bé mở rộng chỉ kéo dài khoảng 1 giây nên mẹ cần nhanh chóng đưa ngực đến miệng bé. Đừng lo lắng miệng bé bị “ngộp” bởi bé sẽ tự điều chỉnh khi có một điểm tựa vững chắc.
3. Chuyển tư thế cho bé bú
Số đông các mẹ thường nghĩ đến một tư thế khi cố mường tượng một hình ảnh thật cụ thể tư thế cho bé bú. Lúc này, mẹ sẽ ôm bé ở vị trí ngang ngực, đầu bé tựa vào mẹ và cả phần cơ thể còn lại sẽ nằm trọn trong tay mẹ. Tuy nhiên, với những bé bị đầy hơi, tư thế này không phải là lựa chọn tối ưu, nhất là tay mẹ sẽ mỏi nhừ nếu cứ giữ bé như thế mỗi lần bú.
Có khá nhiều cách giúp mẹ cho bé bú được thoải mái hơn. Với tư thế kể trên, mẹ có thể dùng một tay để nâng bầu ngực, tay kia bế bé ngang tầm bụng mẹ và hỗ trợ phần đầu khi bé bú. Ngoài ra, tư thế ôm bóng vốn được dùng cho các bé sinh đôi cũng phát huy hiệu quả trong trường hợp này. Ở tư thế này, bé nằm gọn dưới cánh tay mẹ nên mẹ đừng quên dùng tay nâng đầu bé lên gần ti nhé. Trên đây chỉ là những tư thế phổ biến nhất và quan trọng là mẹ phải thật thoải mái khi cho con bú.
4. Dùng ngón tay út để bé ngưng mút sữa
Tư thế bú đúng sẽ giúp miệng bé ngậm chặt ti mẹ, giống như một chiếc van khóa an toàn. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn ngừng cho bé bú trong giây lát như đi vệ sinh hay mở cửa, khi sữa mẹ tạm hết, hoặc bé ngủ khi đang bú, thật không dễ để tách bé và ti mẹ một cách nhẹ nhàng.
Nếu mẹ kéo bé ra theo quán tính, đầu ti mẹ và vòm miệng nhạy cảm của bé có thể bị thương tổn. Ngoài ra, có không ít trường hợp mẹ cố nâng cằm bé lên khiến bé không thấy thoải mái chút nào. Do đó, hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay út vào góc trong miệng bé (phần nướu răng), tạo một khoảng hở vừa đủ để không khí lọt vào. Phương pháp này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, bé không khó chịu mà ti mẹ cũng không bị đau hay trầy xước.
5. Lau sạch miệng bé
Tuy ít phổ biến nhưng nhiễm trùng nấm men góp phần gây nên tình trạng nứt nẻ và đau đớn cho ti mẹ. Nấm men ở ti mẹ lây từ bé yêu do hàm lượng đường cao và sự mất cân bằng lợi khuẩn. Mẹ cần ngăn chặn tình trạng này bằng cách dùng mảnh vải sạch, thấm nước, quấn quanh ngón tay và chà nhẹ hai gò má, nướu và lưỡi bé sau mỗi lần cho bé bú. Mẹ cũng có thể chuẩn bị sẵn một chai nước dạng xịt có thêm chút trà hoa cúc và nhiều khăn sạch kế bên giường để có thể dùng ngay sau khi cho bé bú.
Nếu mọi nỗ lực của mẹ không thành công, mẹ có thể chuyển sang phương án sau: loại đường ra khỏi bữa ăn và ăn sữa chua không đường trong vài ngày. Tiếp đó, thay hỗn hợp nước có pha trà hoa cúc bằng baking soda với tỷ lệ pha gồm ¼ muỗng nhỏ baking soda hòa vào 1.5l nước ấm. Đồng thời, mẹ nên lưu ý lau sạch miệng cho bé trước khi ngủ và sau khi bú nhé.
Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đừng vì những khó khăn mà ngưng cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ.
Các tin khác