Cách tập cho bé bú bình
Từ khi mới sinh ra, bé đã quen với “hơi’’ của mẹ nên mọi điều thay đổi liên quan đến mẹ đều khiến bé nhạy cảm và dễ dàng có phản ứng. Để bé không phụ thuộc nhiều, mẹ hãy cố gắng rèn luyện cho bé các thói quen cần thiết, đầu tiên là việc tập cho bé bú sữa trong bình. Và để có phương pháp tập cho bé
Không tập cho bé bú bình quá sớm
Sau 2 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất cho trẻ tập bú bình. Mẹ không nên cho bé tập bú bình trước 6 tuần tuổi bởi sẽ làm sai khớp ngậm của bé, tập quá sớm còn khiến bé quen với bú bình mà không chịu bú mẹ, lâu dần mẹ sẽ bị mất sữa.
Và mẹ cũng không nên để tới 6 tháng tuổi, khi mẹ chuẩn bị đi làm mới tập cho bé bú bình. Vì lúc đó bé đã quen với việc bú mẹ trong thời gian dài nên rất khó thay đổi. Việc tập cho bé trở lên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Làm tốt “công tác” chuẩn bị trước khi tập
Để trẻ không “bỡ ngỡ” khi lần đầu tiên tập bú bình, mẹ hãy cho bé làm quen với ti giả trước bằng cách cho bé ngậm và cầm trên tay, bé có thể cắn, nhai, sẽ giúp bé quen dần với mùi vị ti giả. Khi mẹ chọn núm vú hãy chú ý tới độ mềm mại, hình dáng sao cho càng giống ti thật càng tốt.
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy mua ti giả có kích thước và tốc độ chảy nhỏ nhất. Mẹ cần mua ở những nơi uy tín để tránh mua phải sản phẩm có chất lượng kém hay có mùi cao su. Nếu bé có phản ứng với núm vú này, mẹ hãy thay đổi các loại núm vú khác nhau cho tới khi bé cảm thấy thích thú.
Việc lựa chọn bình sữa cũng rất quan trọng. Mẹ nên chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, hình dáng mềm mại tròn đầy, kích thước cổ bình tương ứng với tốc độ chảy của sữa mẹ, sao cho sữa khi chảy qua núm vú dễ dàng vào trong miệng bé.
Cách tập cho bé bú bình hiệu quả
Hãy cho trẻ tập bú bình với sữa mẹ trước. Không nên tập cùng lúc bú bình với sữa công thức sẽ khiến bé khó thích nghi với hai sự thay đổi lớn. Khi bé quen với việc bú bình, mẹ có thể “chèn” thêm sữa công thức bên cạnh sữa mẹ theo tỉ lệ tăng dần: lần đầu tiên là 60ml, lần sau 80 ml rồi 100 ml,…
Khi đưa núm vú vào miệng bé, mẹ hãy chạm nhẹ đầu núm vào môi bé, đợi bé mở miệng ngậm núm vú tự nhiên như cách bú mẹ. Đừng cố gắng nhét núm vú vào miệng khi bé quấy khóc “không chịu” ngậm.
Nên tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ trước
Nên tập cho bé bú bình vào khoảng thời gian nhất định trong ngày. Lúc đầu, mẹ chỉ nên cho bé tập 1 lần/1 ngày. Đối với những bé dễ tính, có thể tập khi bé đói sẽ khiến bé dễ tiếp nhận hơn. Nhưng đối với những bé hay quấy, thì không nên cho tập lúc đói, bé sẽ tỏ ra khó chịu, cáu khóc và “phản ứng dữ dội” trong những lần tập sau.
Mẹ không nên là người tập cho bé bú bình vì thấy hơi mẹ quen, bé có thể nhận ra rồi đòi ti mẹ. Hãy để bà hoặc bố là người tập cho bé. Khi mẹ đi làm, bé cũng quen với việc để người khác cho bú bình mà không đòi phải có mẹ.
Khi tập, bé nên được bế trên tay để tạo cảm giác thân thuộc như trong lòng mẹ. Những lần sau đó, có thể đặt bé nằm trên ghế, lót gối cao kê đầu để tránh cho bé bị sặc sữa.
Hãy tập cho bé trong những không gian quen thuộc như khi bé bú sữa mẹ. Có thể sử dụng âm nhạc, đồ chơi để “đánh lạc hướng” bé, nhân lúc bé không chú ý, hãy cho bình vào miệng bé, phản xạ tự nhiên sẽ khiến bé ngậm núm vú.
Hãy luôn kiên nhẫn với bé mẹ nhé. Đừng tỏ ra sốt ruột khi bé có những phản ứng “không chịu bú bình”. Mẹ hãy thay đổi các cách khác nhau khi tập cho bé thì chắc chắn mẹ sẽ thành công.
Các tin khác