KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiDinh dưỡng

Thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu

Khi mang thai, bạn rất dễ bị ốm bởi sức đề kháng của cơ thể giảm, một số loại thực phẩm, món ăn sau đây có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh
Bên cạnh việc cân bằng dinh dưỡng, ăn các loại thực phẩm phong phú, phụ nữ mang thai có thể thoả thích ưu tiên các món sau:
 
Chuối
 
Chuối rất giàu kali, giàu năng lượng có thể giúp phụ nữ mang thai nhanh chóng chống lại cơn mệt mỏi mỗi khi ốm nghén. Chuối cũng giúp giải toả chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ. Nên ăn chuối vào bữa sáng với ngũ cốc, sữa chua và uống thêm một cốc nước cam để hoàn chỉnh dinh dưỡng cho bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.
 
Thịt nạc
 
Nhu cầu chất sắt hàng ngày của bạn cần tăng gấp đôi trong khi mang thai. Nếu thiếu sắt, cơ thể bạn dễ suy nhược và trở nên mệt mỏi nên bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Bạn nên chọn ăn thịt nạc vì cơ thể bạn sẽ hấp thu dễ dàng nhất chất sắt từ thực phẩm này.
 
Món ăn giúp tăng cường sức đề kháng
 
Canh bí đỏ, thịt heo: Nấu thịt heo (150 g hoặc sườn heo 200 g, làm sạch, ướp gia vị trước) với lượng nước thích hợp. Thịt chín cho bí đỏ  (200 g gọt vỏ, xắt miếng) và đậu phộng (100 g rửa sạch, giã dập) vào.
 
Nấu tiếp đến khi bí chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Món ăn này ngoài tăng cường sức đề kháng còn tác dụng bồi bổ tì thận, thích hợp với người suy nhược cơ thể hoặc ăn uống kém.
 
Trứng gà
 
Trứng là một nguồn protein tuyệt vời, vì nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Không có gì tốt hơn cho một bữa ăn tối nhanh gọn mà vẫn đủ chất là một suất trứng ốp la cùng nhiều rau rau xanh và một chút pho mát.
 
Cam
 
Giúp cung cấp một lượng vitamin C lớn, kích thích các tế bào màu trắng để chống lại nhiễm trùng, xây dựng một hệ thống miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống chọi lại với bệnh tật, làm giảm tình trạng táo bón.
 
Sữa không béo
 
Sữa là một loại thực phẩm chứa nhiều canxi, protein, vitamin D và phốt pho – những chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng, cơ, tim, các dây thần kinh và các tế bào máu.
 
Khi bạn mang thai, cơ thể bạn hấp thụ gần gấp đôi lượng canxi và uống sữa không béo là một cách thông minh bổ sung canxi cho cơ thể. Trung bình bà bầu nên hấp thụ khoảng 1000 mg/ngày.
 
Bông cải xanh
 
Mỗi phụ nữ mang thai vẫn phải hấp thu 0.4mg axit folic mỗi ngày để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật. Nguồn thực phẩm đó là các lá rau xanh thẫm, bông cải xanh, các loại họ đậu như đậu lima, đậu đen…
 
Trong đó bông cải xanh rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật. Và vì nó chứa rất nhiều vitamin C, nên sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt hiệu quả.
 
Nấm
 
Để có hệ miễn dịch vững chắc, bạn nên bổ sung nấm đông cô, nấm linh chi… vào chế độ ăn uống mỗi ngày. “Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, nấm giúp tăng khả năng sản sinh cũng như kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, chống lại các bệnh truyền nhiễm”, Douglas Schar - Giám đốc Viện Y tế tại Washington, D.C (Mỹ) - nói.
 
Đuôi heo hầm củ sen
 
Củ sen (300 g) gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt khúc ngắn, đập cho hơi dập;  đuôi heo (cả xương, 600 g) cạo sạch lông, chặt thành miếng vừa dùng, rửa sạch rồi cho vào soong nước lạnh với 1 muỗng cà phê muối và đầu hành (rửa sạch, đập dập) đun sôi, vớt bọt, để lửa nhỏ cho sôi liu riu. Hầm khoảng một giờ thì cho củ sen và hành tím (5 củ nướng chín, bóc vỏ) cùng 2 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng cà phê đường.
 
Hầm thêm một giờ nữa cho củ sen mềm là được, nêm nếm vừa ăn. Khi ăn, rắc thêm hành lá, rau ngò và ít tiêu, ăn nóng khi đói bụng. Phụ nữ dùng món này sẽ giúp điều hòa khí huyết, sắc mặt hồng hào, da mịn màng, trắng đẹp, chống nhăn da, nứt da, lão hóa da.
 
Khoai lang
 
Khoai lang có tác dụng tạo thành trì bền vững chống lại vi khuẩn, vi-rút và một số tác nhân gây bệnh khác. “Vitamin A giúp sản sinh các mô liên kết, một thành phần quan trọng của da”, theo tiến sĩ David Katz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh tật Yale-Griffin. Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thực phẩm chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, quả bí đỏ). Beta-carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
 
Thịt bò
 
Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh vì kẽm giúp tăng sức đề kháng. William Boisvert - chuyên gia về dinh dưỡng và miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps tại La Jolla, California (Mỹ) - cho hay nguồn kẽm trong thịt bò giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể. Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
 

 
Cá hồi, cá thu và cá trích là nguồn phong phú a-xít béo omega-3g giúp giảm chứng viêm sưng, tăng lượng khí ô-xy vào cơ thể và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm lạnh hoặc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bạn có thể ăn 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết.
 
Tỏi
 
Thành phần allicin có nhiều trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao. Các nhà khoa học Anh đã khảo sát trên 146 người, một nhóm dùng giả dược và nhóm còn lại dùng chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần. Kết quả là nhóm dùng tỏi giảm được tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, ở những ai nhai hơn 6 múi tỏi mỗi tuần, nguy cơ bị ung thư ruột kết giảm được 30% và tỷ lệ này ở ung thư dạ dày là 50%.
 
Sữa chua
 
Probiotics hoặc các men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa trong sữa chua giúp bảo vệ ruột và đường ruột khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Dinh dưỡng
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp