KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiSức khỏe bà bầu

Mẹ bầu vắt sữa non trong thai kỳ lợi bất cập hại

Mẹ bầu vắt sữa non trong thai kỳ lợi bất cập hại

Vắt sữa non trong thời gian mang thai có thể khiến mẹ sinh non, tổn thương cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Cơ thể mẹ bắt đầu tiết sữa từ tuần 28 của thai kỳ. Đây là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe của trẻ nên nhiều mẹ có suy nghĩ vắt lượng sữa này từ sớm để dành cho trẻ sau khi chào đời. Quan điểm này sẽ gây nguy hại cho cả mẹ và bé vì những lý do sau:

Không phải ai cũng cần vắt sữa non
Từ tuần 32 đến tuần 34 của thai kỳ là thời điểm các mẹ bắt đầu vắt sữa bằng các ống xi lanh hoặc túi tiệt trùng và giữ trong ngăn đá.

Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này chỉ áp dụng cho mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường type I và II hoặc các mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Các bé được sinh ra từ mẹ mắc bệnh này cần bổ sung nhiều sữa non để chống nguy cơ hạ đường huyết và ổn định sức khỏe.

Mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc vắt sữa non là không cần thiết

Vắt sữa non còn được xem như một biện pháp đề phòng bé sau sinh dị ứng với các thành phần của sữa công thức hoặc mẹ bầu có nguy cơ thiếu sữa sau sinh. Thai nhi được dự đoán bị dị tật hở hàm ếch, bệnh tim hay thần kinh sẽ cần đến lượng sữa non này trong quá trình phát triển.

Do đó, nếu mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc vắt sữa non là không cần thiết. Mặt khác, đây cũng không phải việc làm có lợi, vì làm tăng nguy cơ mẹ sinh non và những ảnh hưởng khác về sức khỏe là rất cao.

Nguy cơ sinh non cao khi vắt sữa
Khi mang thai, ngoài phần bụng có những thay đổi rõ rệt thì ngực (tuyến vú) cũng có những biến chuyển đáng chú ý. Bầu ngực của mẹ nhạy cảm hơn, tuyến sữa hoạt động mạnh khiến ngực trở nên đầy đặn và dễ bị kích thích từ bên ngoài.

Những tác động gây ra kích thích ở ngực như bóp nặn sữa có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung mạnh khiến mẹ bầu sinh non. Vì vậy, nhiều bác sĩ khuyên rằng, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu không nên chà xát mạnh phần ngực trong khi tắm cũng như khi giao hợp.

Vắt sữa không đúng cách
Vắt sữa để dành không đảm bảo vệ sinh, sữa không được tiệt trùng có khả năng gây hại cho trẻ

Vắt sữa non cần thiết phải có sự hỗ trợ và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không nên vắt sữa tại nhà. Bởi việc bóp, nặn sữa nếu thực hiện không đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến vú của mẹ sau này.

Thời gian tốt nhất mẹ bầu có thể vắt sữa là vào tuần thứ 36 của thai kỳ. Lúc ấy sữa đã tiết nhiều, tuyến vú sẽ cứng cáp hơn và có thể giảm nguy cơ gây bệnh.

Vắt sữa để dành không đảm bảo vệ sinh, sữa không được tiệt trùng có khả năng gây hại cho trẻ. Lúc này việc vắt sữa không những không tốt cho mẹ, mà còn là nguồn dinh dưỡng ẩn chứa nhiều mầm hại cho con.

Mẹ bầu vắt sữa với hi vọng mang lại những điều tốt nhất cho con yêu của mình. Thế nhưng đôi khi chỉ một chút sơ sót và thiếu đảm bảo lại trở thành gây hại cho con. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ và chuẩn bị thật tốt trước khi quyết định làm điều này.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Sức khỏe bà bầu
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp