KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiBệnh thường gặp

Bị phù chân khi mang thai

Bị phù chân khi mang thai

Giai đoạn cuối thai kì đặc biệt là nước sang tháng thứ 9 do trọng lượng cơ thể tăng nên đè nặng lên đôi chân kèm theo máu dồn xuống chân khiến bà bầu bị phù chân. Vậy những nguyên nhân nào khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai và làm sao để tránh triệu chứng này?
Nguyên nhân bị phù chân khi mang thai?
 
Nguyên nhân bị phù chân khi mang thai do đâu? Làm sao để không bị phù chân khi mang thai? Bị phù chân khi mang thai nhiều nguyên do, tiêu biểu nhất là do sự cản trở máu trở về tim đặc biệt là những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
 
Một phần do các mẹ không chú ý mặc đồ quá chật, không thường xuyên luyện tập hay khuân vác vật nặng. Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân khi làm việc. Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
 
Thói quen mang giày cao gót, đứng quá lâu. Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh. Sẽ làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.
 
Làm sao để không bị phù chân khi mang thai?
 
Để hạn chế tối đa triệu chứng bị phù chân khi mang thai bà bầu cần phải chú ý đến chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu đặc biệt là chất đạm cần thiết cho cơ thể.
 
Không nên ăn thức ăn quá mặn nó sẽ làm tăng áp lực lên thận. Nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
 
Chú ý không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
 
Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
 
Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân  bắt chéo chân kia việc này sẽ ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.
 
Trước khi đi ngủ hãy ngâm đôi chân vào trong nước ấm có pha một chút muối loãng. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái dễ chịu, giấc ngủ được sâu hơn.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Bệnh thường gặp
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp