Lời khuyên giúp mẹ cho con bú dễ dàng hơn
Đa phần các mẹ cai sữa cho con trước 6 tháng tuổi vì lí do ít sữa và gặp nhiều khó khăn trong việc cho con bú.
1. Chăm sóc kỹ bầu ngực
Việc cần thiết nhất trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là chăm sóc bầu ngực. Trong suốt quá trình mang thai, bầu ngực đã sản xuất ra sữa và sẵn sàng tiết ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt các mẹ không thể cho con bú một cách dễ dàng được.
Trong trường hợp này, bạn nên thường xuyên xoa bóp bầu ngực và nhũ hoa của bạn bằng một loại kem có chứa dầu hoặc dầu ô-liu để dưỡng ẩm và làm mềm.
2. Cho con bú ngay khi mới sinh ra
Việc tiếp xúc cơ thể giữa mẹ với bé sẽ làm kích thích sản sinh sữa mẹ và tạo nên phản xạ mút của bé. Điều này không chỉ khiến cho mẹ và bé gần gũi với nhau hơn mà còn giúp mẹ giảm stress sau sinh.
Thông thường, các bé sẽ tỉnh và muốn bú sữa ngay từ những giây phút đầu tiên sau khi sinh. Trong những trường hợp sinh mổ, bố hoặc mẹ hãy ôm bé cho đến khi bé bú được lần đầu tiên.
3. Học “kỹ thuật” cho bé bú đúng cách
Việc ôm bé và cho bé bú thì tốt hơn so với việc để bé nằm và đưa đầu vú vào miệng bé. Bạn nên giữ cổ và vai bé một cách khéo léo, đừng để đầu bé ra phía sau vì như thế sẽ đẩy bé xa khỏi đầu vú.
Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt sữa để đánh thức khứu giác và vị giác của bé. Nếu mẹ không muốn cho bé bú nữa, hãy chèn nhẹ ngón tay vào khóe miệng bé cho đến khi bé nhả ra.
4. Tìm tư thế phù hợp với bạn
Các mẹ có rất nhiều tư thế để cho con bú, nhưng hãy tìm tư thế khiến bạn và bé thấy thoải mái nhất. Nếu bạn sinh mổ, có thể bạn sẽ cần đến một tư thế phù hợp với bạn và bé, và khi ấy, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của y tá, bác sỹ, hay hộ sinh.
5. Xoa bóp cho bầu ngực
Trong những ngày đầu tiên, hãy để đầu vú của bạn tiếp xúc với không khí và ánh sáng sau mỗi lần cho bé bú. Để lại một ít sữa khô trên vú để tiệt trùng và tránh làm khô đầu vú.
Bạn có thể chườm lạnh nếu ngực của bạn sưng và đau, sau đó nên mát xa nhẹ nhàng (bằng khăn mặt nóng hoặc là bằng nước nóng) để giúp sữa tiết ra. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu bóp ra một ít sữa trước khi cho bé bú để giảm bớt áp lực nếu bạn cho con bú thường xuyên.
6. Kích thích bé bú mẹ
Bạn có thể vắt bằng tay một vài giọt sữa và nhỏ nó lên núm vú của bạn để kích thích bé bú sữa. Điều này sẽ làm mềm núm vú của bạn và giúp cho bé bú dễ dàng hơn. Sau khi đã cho bé bú xong, bạn cũng có thể dùng một vài giọt sữa để mát xa nhẹ nhàng cho bầu sữa của mình.
Việc mát xa này sẽ giúp ngực của bạn không xuất hiện những vết nứt do rạn da. Hơn nữa, thường xuyên cho bé bú cũng là một cách khiến cho sữa mẹ về nhiều hơn.
7. Theo dõi việc ăn của con nhưng đừng quá khắt khe
Hãy để ý đến những hành động của bé khi bé muốn bú như lúc bé liếm môi hay đưa tay lên miệng. Bé khóc cũng là muốn đòi ăn sữa nhưng việc này hay xảy ra vào đêm muộn nhiều hơn.
Thay vì lập một thời gian biểu cho bé bú chính xác theo từng giờ đồng hồ thì tốt hơn là bạn nên theo dõi những dấu hiệu trên của bé. Có một số bé thích được “phục vụ sữa” nhiều lần trong ngày nhưng cũng có những bé thích ăn đúng giờ, đúng bữa.
8. Hãy chắc chắn rằng con bạn đang bú mẹ đúng cách
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bé đang làm tốt việc này. Trước tiên, bé cần cả ngậm núm vú và quầng vú của mẹ. Cằm của bé phải chạm vào ngực mẹ và môi hơi cong ra ngoài. Khi bắt đầu bú, bé nuốt sữa đều đặn với mỗi lần mút và thỉnh thoảng dừng lại một chút để nghỉ. Và trong quá trình đó thì nhịp độ bú của bé có chậm dần lại.
9. Đừng quên chăm sóc bản thân
Bạn cũng cần phải nghỉ ngơi, thư giãn, dành thời gian chobản thân để cảm thấy thoải mái và cũng rất tốt trong việc tạo ra nguồn sữa mới. Trong những ngày đầu cho bé bú, hãy tranh thủ nghỉ ngơi khi bé đang ngủ. Nhớ dùng bữa đúng giờ, ăn những món ăn lành mạnh và uống nước khi bạn cảm thấy khát. Khi bạn cho bé bú, bạn cũng có thể ăn nhẹ chút gì đó mình thích.
10. Hãy thông cảm cho những trường hợp đặc biệt
Không phải tất cả các bà mẹ đều có điều kiện để cho con bú. Chúng ta nên biết cảm thông với họ. Dù sao thì huyết thống cũng vẫn luôn quan trọng hơn "liên kết bầu sữa" ấy.
Một số lời khuyên nhỏ:
- Nên cho bé bú ở bên ngực ít đau hơn trong những lần đầu.
- Nhẹ nhàng xoa bóp ngực của bạn trong khi cho con bú. Điều này giúp sữa chảy nhiều hơn.
- Mặc một chiếc áo lót bằng cotton và chỉ sử dụng miếng đệm ngực mà không cần lót nhựa.
- Không nên mặc áo lót quá chật.
- Thay đổi vị trí của mình mỗi lần cho bé bú. Miệng của bé sẽ tạo kích thích lên các chỗ khác nhau của núm vú. Nếu lần này bạn cho bé bú khi ngồi, hãy nằm cho lần sau.
Các tin khác