KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiSau sinh

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sa dạ con sau sinh

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sa dạ con sau sinh

Sa dạ con hay còn gọi là sa cơ quan sinh dục thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ sau sinh bị sa dạ con, tuy vậy hiện tượng này không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm.
Nguyên nhân sa dạ con
Sau sinh một tháng, tử cung của sản phụ vẫn chưa co giãn và trở về trạng thái bình thường mà còn khá to và nặng. Trong khi đó, các cơ và dây chằng ở vùng đáy chậu trải qua quá trình sinh nở bị co giãn quá mức nên chưa thể phục hồi lại trạng thái ban đầu nên không thể nâng đỡ tử cung, gây ra hiện tượng dạ con bị sa xuống dưới.

Hiện tượng sa dạ con sau sinh thường xảy ra ở những phụ nữ:

- Bị suy nhược cơ thể, suy nhược toàn thân cũng dễ bị sa dạ con sau sinh.
- Những phụ nữ sinh non nhiều lần thường có nguy cơ bị sa dạ con cao hơn những sản phụ khác.
- Ít vận động sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ con bị sa.
- Những sản phụ làm việc quá sức, có nhiều khí hư cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ con bị sa xuống.

Biểu hiện của sa dạ con sau sinh
Sa dạ con có mức độ nặng nhẹ khác nhau cụ thể như sau:

Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn nằm bên trong âm đạo.
Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra hẳn bên ngoài âm đạo.
Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm, lở loét.

Đa phần phụ nữ sau sinh thường bị nhẹ ở mức độ 1, nặng hơn nữa là mức độ 2. Lúc này sản phụ sẽ có cảm giác nặng trì xuống và căng tức ở vùng âm đạo kèm theo một khối lồi hẳn ra ngoài nếu làm việc nặng, đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt.

Với trường hợp này sản phụ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động và làm việc quá sức là dạ con sẽ khôi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu sau khi nghỉ ngơi mà sản phụ vẫn khó chịu nên đi khám sản phụ khoa, trường hợp nặng cần phải phẫu thuật để cắt dạ con.

Trong trường hợp sản phụ bị sa dạ con ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số cách xoa bóp để chữa lành, cụ thể như sau:

Day huyệt bách hội: Huyệt bách hội là huyệt đạo nằm trên đỉnh đầu. Để chữa sa dạ con bạn dùng ngón giữa của bàn tay ấn vào huyệt bách hội, thực hiện day, ấn liên tục 100 lần.

Xoa vùng thượng vị: Bạn dùng tay phải áp vào vùng thượng vị rồi day đi day lại, mỗi lần thực hiện trong khoảng 3 phút.

Massage bụng: Bạn đặt lòng bàn tay trái để lên mu bàn tay phải rồi úp vào vùng rốn, massage theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần thực hiện 2 phút.

Day huyệt tam giao: Huyệt tam giao nằm phía trong mắt cá chân khoảng chừng 3 đốt ngón tay. Dùng ngón tay day huyệt tam giao 2 bên, mỗi bên thực hiện 50 - 100 lần.

Hoặc khi tử cung bị sa ra ngoài nên dùng tay đẩy nhẹ vào âm đạo, sau đó cúi người xuống để mông lên cao khoảng 20 phút kết hợp với xoa bóp, bấm các huyệt nêu trên.

Món ăn bài thuốc chữa sa dạ con sau sinh

Cháo kê, lươn: Nguyên liệu bao gồm kê 100g, lươn 1 con và các gia vị khác. Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, khử mùi tanh, bỏ nội tạng thái mỏng; kê vo sạch cho vào nồi ninh nhừ thành cháo cho thêm ít muối. Khi cháo sôi cho thịt lươn vào nấu chung, cháo nhừ nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn nóng nên ăn lúc đói và ăn hết trong ngày.

Cháo kê, thủ ô và trứng gà: Nguyên liệu bao gồm: hà thủ ô đỏ 30g, kê 50g, trứng gà 2 quả và các gia vị khác. Cách chế biến: Hà thủ ô cho vào bọc vải thưa gói lại cho vào nồi nấu, nước sôi vớt bỏ bã dùng nước này nấu cháo. Khi cháo nhừ đập 2 quả trứng gà vào đánh đều. Nêm nếm gia vị vừa miệng, dùng nóng, nên ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần.
Ăn cá diếc tốt cho người bị sa dạ con
Cá diếc tốt cho phụ nữ bị sa dạ con

Cháo kê, đẳng sâm, thăng ma: Nguyên liệu bao gồm: đẳng sâm 30g, thăng ma 10g, kê 50g. Cách chế biến: Đẳng sâm và thăng ma sau khi rửa sạch cho vào nồi cho nước ngập đun sôi, nước sôi vớt bỏ bã, dùng nước này để nấu cháo. Món này ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần sẽ có kết quả.

Canh lươn: Nguyên liệu gồm: lươn 2 con, hành khô, gừng, muối và rượu. Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, khử mùi tanh loại bỏ nội tạng, lọc bỏ xương, đầu, thái chỉ ướp chung với hành, muối, gừng, rượu trắng trong vòng 5 phút. Sau đó cho nồi nước lên bếp đun sôi thì cho lươn vào nấu canh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này có thể ăn hàng ngày chung với cơm.

Canh cá diếc, hoàng kỳ: Nguyên liệu gồm: cá diếc 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Cách chế biến: Hoàng kỳ, chỉ xác sao rửa sạch cho vào nồi đun sôi. Nước sôi vớt bỏ bã lấy nước này để nấu canh cá. Cá làm sạch ướp muối, gừng, rồi cho vào nước thuốc nấu thành canh. Món này có thể ăn hàng ngày.

Phòng tránh sa dạ con sau khi sinh

- Sau sinh để phòng tránh sa dạ con sản phụ không nên ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu mà nên thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.

- Nên thường xuyên đi lại, vận động chân tay nhẹ nhàng vừa giúp máu huyết lưu thông để nhanh chóng phục hồi sau sinh vừa phòng tránh sa dạ con rất hiệu quả.

- Sau sinh sản phụ nên đi tiểu ngay không nên nín nhịn tiểu tiện.

- Sau sinh từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.

- Nên cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp phòng tránh sa dạ con rất tốt.

- Sau sinh sản phụ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bón. Vì táo bón cũng là một trong những yếu tố khiến sản phụ dễ bị sa dạ con.

- Ngoài ra, sản phụ cần tránh vận động và làm việc quá sức mà nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. 

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Sau sinh
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | https://www.youtube.com/@scalpgoldwin1982